Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Những Chú Ý Chăm Sóc Trâu Bò Trong Mùa Đông

Những Chú Ý Chăm Sóc Trâu Bò Trong Mùa Đông
Ngày đăng: 23/07/2013

Thời gian gần đây do biến đổi khí hậu, nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện băng giá, nhất là những vùng nông thôn miền núi nên trâu bò đã bị ngã bệnh và chết đột ngột. Đề cập vấn đề này, các chuyên gia Trung tâm nuôi trâu bò Nabraska Linconln Extension Mỹ vừa đưa ra một số khuyến cáo cần thiết để chăm sóc trâu bò trong mùa đông giá lạnh.

1. Chuẩn bị tốt thức ăn cho trâu bò

Gần đây, giá thức ăn cho trâu bò tăng đột biến, ảnh hưởng trựuc tiếp đến chăn nuôi, đến sức khoẻ của đàn trâu bò và để  tăng sức đề kháng thì ngoài thức ăn như cỏ, rơm rạ, các hộ chăn nuôi trâu bò cần mua sẵn thức ăn khi giá cả ổn định. Rất đa dạng như rơm, cám gạo, bột ngô, bột sắn, thức ăn ủ chua như rơm rạ, dây khoai lang, lá ngô, lá chuối, cây lạc... Chuẩn bị thức ăn trước không nên gần đến mùa đông mới mua hoặc mua từng ngày, từng bữa.

2. Chú ý chất lượng thức ăn

Ở những nước phát triển người ta tiến hành phân tích thành phần dưỡng chất cho trâu bò nhưng nếu không có điều kiện thì có thể chuẩn bị thức ăn cho trâu bò bằng kinh nghiệm, nhất là nhóm thức ăn giàu dưỡng chất. Ví dụ, có thể trông qua hình thức, trọng lượng cơ thể, kiểu dáng ăn uống của động vật để đoán được chất lượng thức ăn. Bò sữa, bò thịt, bò đang giai đoạn mang thai cần cung cấp thêm thức ăn gì. Riêng thức ăn cho trâu bò mùa đông cần đảm bảo đủ hàm lượng calo, dưỡng chất giúp chúng chống chọi với thời tiết giá lạnh.

3. Chú ý tiêm phòng vắc xin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y thì nên  tiêm phòng những loại vắcxin mới nhất cho trâu bò. Đối với bò sữa sau khi cai sữa được hai tuần nên tiêm phòng vắcxin chống bệnh đường hô hấp. Nếu là bò sinh sản nên tiêm mũi trước và sau khi sinh. Tốt nhất là tiêm phòng vắc xin MLV, nó không chỉ có tác dụng bảo vệ cho bò mẹ mà còn tác dụng cả cho bê con.

4. Kiểm soát ký sinh trùng

Theo nghiên cứu, vào những tháng mùa đông ký sinh trùng, giun sán ở trâu bò phát triển mạnh vì vậy cho động vật dùng thuốc tẩy giun sán trong giai đoạn này sẽ phát huy tác dụng cao nhất. Cũng theo nghiên cứu, tẩy giun còn có tác dụng tăng cường lượng sữa của trâu bò trong vụ tiếp theo, tuy nhiên để phát huy hiệu quả cao nhất cần tư vấn bác sĩ thú y các loại thuốc, liều lượng, quy cách tẩy giun cho trâu bò, nhất là trâu bò sinh sản và lấy sữa.

5. Kiểm tra việc mang thai

Theo kinh nghiệm, phát hiện sớm việc mang thai ở trêu bò sẽ mang lại giá trị kinh tế, nhất là vào mùa đông để có phương án bảo vệ sức khoẻ cho động vật, hạn chế nguy cơ xảy thai, cũng như chăm sóc con của nó sau này.

6. Vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho trâu bò

Mùa đông giá lạnh nên nhốt trâu bò ở nơi kín gió, nếu cần có thể đeo bao tải, chăn ấm, cho trâu bò uống nước nóng, ăn uống đủ chất, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ không nên để trâu bò ở trong chuồng đầy phân, giá lạnh ngoài trời. Chuồng trại nên xây dựng theo hướng đông nam tránh gió lùa, mưa trong mùa đông, có hệ thống thoát thải phân và nước giải.

7. Chăm sóc bê, nghé con

Những con bê, nghé con sinh trong mùa đông là tài sản lớn của nhà nông, của các trang trại vì vậy để khỏi bị thiệt hại do giá rét thì việc chăm sóc cả mẹ lẫn con đóng vai trò quan trọng. Nên duy trì chuồng trại sạch sẽ, ấm, không có gió lùa và nên cho bê, nghé và trâu, bò mẹ ăn uống đầy đủ. Nếu cần có thể tăng cường các phương tiện chống rét cho bê, nghé con.

Không được để chúng cách xa mẹ và để đói  trong những ngày đông giá lạnh. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đàn bê, nghé con, nếu có thể tư vấn bác sĩ thú y, tiêm phòng vắcxin hoặc những phương pháp phòng bệnh cần thiết.

Về thức nên cung cấp thức ăn đủ chất đạm, có thể cho bê, nghe con ăn thêm cháo muối, cháo ngũ cốc hoà đường. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10oC thì không nên thả trâu bò ra ngoài, nên nuôi nhốt trong chuồng, có thể ủ trấu đốt, thắp điện, dùng máy sưởi ấm cho bê, nghé con và trâu, bò mẹ.

Cho trâu bò ăn ngay tại chuồng, nếu rét quá có thể mặc áo, như bao tải, chăn bông hỏng rách. Đối với các loại bê, nghé mới sinh nên tiêm phòng vắcxin chống các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh lở mồm long móng, bệnh đường hô hấp và bệnh nhiệt thán...


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Chống Rét Cho Trâu, Bò Cách Phòng Chống Rét Cho Trâu, Bò

Các tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi, đang chịu liên tiếp các đợt rét đậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trâu, bò.

30/08/2013
Bệnh Giun Đũa Ở Bê, Nghé Bệnh Giun Đũa Ở Bê, Nghé

Vụ ĐX hằng năm thường trùng hợp với mùa sinh sản của trâu bò. Thế nhưng các điều kiện ngoại cảnh lại không phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của bê, nghé. Cụ thể: Mưa nhiều, ẩm ướt, rét lạnh, thức ăn khan hiếm (gây hiệu ứng giảm sữa ở trâu bò mẹ), các loại mầm bệnh dễ phát triển và lây lan, đặc biệt là các loại ký sinh trùng.

07/07/2013
Để Bò Không Bị Cước Chân Để Bò Không Bị Cước Chân

Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

07/07/2013
Bệnh Viêm Khớp Bê, Nghé Nguyên Nhân Và Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Bê, Nghé Nguyên Nhân Và Điều Trị

Do bê nghé bị té ngã làm xây xát các khớp - viêm khớp; Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung... Vi khuẩn vào máu di căn tới khớp gây viêm.

08/07/2013
Chữa Hà Móng Trâu, Bò Chữa Hà Móng Trâu, Bò

Bệnh hà móng thường gặp ở trâu hoặc bò nuôi nhốt trong chuồng trại hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng hoặc vi lượng.

08/07/2013