Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Có mặt tại vườn vải thiều nhà ông Ngô Văn Nhuần, thôn Hoá, xã Tân Sơn, chúng tôi thấy những cây vải thiều sai trĩu quả, đỏ rực. Với hơn 3ha đất vườn gia đình ông chuyển đổi từ cây keo, gỗ tạp... sang trồng vải thiều, hiện tại, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 25 tấn quả, lãi trên dưới 400 triệu đồng. Theo ông Nhuần, do điều kiện tự nhiên nơi đây cùng với việc tích cực áp dụng kỹ thuật, khoa học vào chăm sóc nên vải thiều Tân Sơn luôn cho ra hoa kết trái và thu hoạch muộn hơn vải ở các nơi khác khoảng 15 - 20 ngày. Chính vì thế, quả vải thiều chín muộn nơi đây luôn cho giá trị kinh tế cao.
Cùng với gia đình ông Nhuần, hiện nay bà con các thôn Hả, Mòng A, Mòng B… cũng đang bước vào thu hoạch vải muộn. “Tiếng lành đồn xa, cách đây gần chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những điểm cân để gom hàng. Ông Đàm Tiểu Kiệt, thương nhân người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù năm nay vải thiều ở Tân Sơn quả hơi nhỏ nhưng nhìn chung chất lượng không thua kém những năm trước. Chúng tôi luôn yên tâm khi thu mua vải ở đây".
Vườn vải gia đình ông Ngô Văn Nhuần chín rộ.
Thời điểm này, toàn xã Tân Sơn có hơn 20 điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở các trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân Tân Sơn. Điều khác lạ so với vải chính vụ ở Lục Ngạn, vải thiều chín muộn ở Tân Sơn có mầu sắc đỏ tươi, rất bắt mắt. Theo thống kê, vụ vải thiều năm nay, Tân Sơn có hơn 655 ha, tổng sản lượng đạt 2500 tấn. Với giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vụ vải năm nay ước tính diện tích vải thiều trên toàn xã sẽ cho thu hơn 32 tỷ đồng.
Được biết, để có được những vườn vải chất lượng trên, ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huẩn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Cán bộ khuyến nông thường xuyên khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn nói: Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung xây dựng những mô hình điểm về trồng vải muộn, tạo ra tính riêng biệt cho vải thiều chín muộn nơi đây, góp phần kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều trên địa bàn huyện, từ đó tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Related news

Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).