Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi
Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.
Bà Cao Thị Xin (xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) cho biết sau gần hai tháng chăm sóc 3 sào xà lách, gia đình đã choáng váng khi rau xà lách chỉ được mua giá... 300-500 đồng/kg, giảm mạnh so với mức 2.000-3.000 đồng/kg trước tết. Tiền bán rau không đủ trả tiền công, bà Xin chỉ còn biết mỗi ngày ra ruộng cắt rau đem về... bằm cho gà vịt ăn.
Cạnh đó, bà Trần Thị Kiệng cũng ngậm ngùi nhổ bỏ hơn 2 sào tần ô và rau cải để trồng ớt do giá rau tần ô hiện chỉ còn 500 đồng/kg, trong khi trước tết lên tới 15.000-20.000 đồng/kg.
Tại vùng rau xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, nhiều người dân cũng hái đậu côve đem về cho bò ăn do giá chỉ còn 1.000 đồng/kg. Các vùng rau chuyên canh lớn tại Quảng Ngãi như Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi), Tịnh Long, Tịnh An (huyện Sơn Tịnh)... đều chung cảnh tượng là hàng trăm hecta rau đã quá lứa nhưng vẫn còn “trơ” giữa ruộng, cỏ mọc um tùm.
“Chưa có năm nào giá rau lại rớt như vụ rau này, nhiều người trồng rau tiền mất nợ mang” - ông Cao Ba (xã Nghĩa Dũng) than. Theo ông Ba, toàn bộ rau cải gia đình ông đều đem về cho bò, heo ăn thay vì bán, thiệt hại hơn 7 triệu đồng vốn trồng rau ở vụ này.
Theo nhiều người trồng rau, nguyên nhân giá rau rẻ như bèo sau tết là bởi cung vượt cầu khi vùng nào cũng ồ ạt trồng rau để “canh” bán sau tết. Thị trường tiêu thụ rau sau tết ở Quảng Ngãi không “sốt” như mọi năm, rau của nông dân chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh nên không thể giải phóng được hàng trăm tấn rau ngoài đồng. Mặt khác, người trồng rau thường tự trồng rồi tự tìm nguồn tiêu thụ nên thường bị động ở đầu ra, dẫn tới cảnh “được mùa mất giá” và ít có hệ thống siêu thị để tiêu thụ rau.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 31/10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu giống gà Sơn Tinh (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã chính thức khởi công dự án xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm do Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc (TP.HCM) thiết kế, thi công.
Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.
Việc Bộ Công thương ban hành Thông tư số 29/2014-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón cùng một loạt quy định về cấp phép, thanh tra, xử lí, XNK, những tưởng giúp thị trường phân bón đi vào quy củ, song thực tế lại rối như canh hẹ.
Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.
Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.