Nhìn Lá Bón Phân Cho Lúa
Trong giai đoạn sinh trưởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân cũng như môi trường do phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh.
Trong bón phân cho lúa, khi bón thừa phân đạm sẽ gây nên đổ ngã giai đoạn trổ và hình thành hạt. Khi lúa đổ năng suất giảm lúc thu hoạch và còn gây ra lúa lép nhiều, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm.
Đặc biệt, trong giai đoạn sinh trưởng lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân cũng như môi trường do phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước hoặc tồn dư nitrat trên hạt sẽ không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Có thể khắc phục bằng cách áp dụng bảng so màu lá lúa, có các thang màu hướng dẫn nông dân bằng trực quan khi đối chiếu màu lá lúa với các thang màu. Từ đó có thể biết được lúa đang thiếu, đủ hay thừa đạm để áp dụng phân bón thích hợp nhằm tránh thừa đạm.
Vụ hè thu và thu đông tổng lượng phân bón áp dụng cho phân nguyên chất là từ 60 – 85kg N + 25 – 50kg P2O5 + 30kg K2O. Tương đương với một lượng phân thương phẩm là từ 130 – 180kg urê + 152 – 303kg super lân + 50kg KCl cho 1ha.
Thời kỳ bón và nhìn lá bón phân:
Giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ (NSS): Lân bón từ 25 - 35kg P2O5 + 30kg K2O + 20 - 25kg N cho 1ha. Có thể sử dụng tỷ lệ lân cao hơn nếu bón vụ trước ít hơn 30kg P2O5/ha và nếu đất luân phiên ướt và khô thì áp dụng từ 40 - 50kg P2O5/ha.
Giai đoạn 18 - 22 NSS, lúc này là giai đoạn lúa đâm chồi cần sử dụng bảng so màu lá lúa để đối chiếu. Nếu thang màu 4, không nên áp dụng phân N.
Giai đoạn 30 - 53 NSS, lúc lúa hình thành gié, sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng N. Nếu thang màu 4, không nên áp dụng phân N.
Nghiên cứu của ngành nông nghiệp cho thấy ruộng lúa vụ hè thu bón mức đạm 100kg N/ha biểu hiện màu xanh thời kỳ lúa đứng cái quá mức bình thường (thừa đạm) so với mức 80kg N/ha lúa có màu hơi vàng chanh và cây mọc khỏe.
Cách sử dụng bảng so màu: Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 10 cây hoặc bụi lúa không sâu bệnh trong ruộng với mật độ đồng đều. Sau đó chọn lá cao nhất phát triển đầy đủ từ mỗi cây hoặc bụi. Đặt phần giữa lá này trên thang màu và so màu lá với thang màu.
Không nên tách ra hoặc làm hư lá lúa rồi so màu lá trong bóng râm của cơ thể để tránh nắng rọi trực tiếp làm đổi màu lá. Nên chỉ so màu với một người với cùng thời gian trong ngày cho mỗi lần so màu lá. Cuối cùng so 10 lá rồi tính giá trị trung bình của thang màu.
Bảng so màu lá lúa có 4 thang màu với các mức màu từ trái sang: Màu xanh thừa đạm; màu xanh đủ đạm; màu hơi vàng thiếu đạm ít; màu vàng nhiều lúa thiếu đạm.
Có thể bạn quan tâm
Việc dùng phân hóa học khiến chi phí đầu vào đội lên khá cao, một số nông dân ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) chuyển sang ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Nhờ áp dụng phương pháp mới trong ủ phân nên bà con giảm được gần một nửa chi phí đầu vào.
Dù là nông dân, nhà khoa học, hay bất cứ ai khi đặt chân đến tham quan ruộng lúa ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên từ những đóa hoa khoe sắc dọc theo bờ ruộng. Ở đây, bà con nông dân đang áp dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại theo hướng bền vững, không thua gì các nước tiên tiến trên thế giới.
Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ.
Chiều 10-9 tại tỉnh Tiền Giang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã phát động nông dân các tỉnh ĐBSCL trồng hoa xung quanh ruộng lúa để phòng trừ dịch hại.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, cây lúa chỉ sống và phát triển được ở độ mặn dưới 2%o. Năm nay, lượng mưa ít, công tác rửa mặn để gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhiều nông dân nghĩ ra cách làm mới, không cấy lúa theo kiểu truyền thống mà chuyển sang nhổ mạ để gốc còn nguyên đất cấy xuống vuông tôm. Cách làm này bước đầu mang lại hiệu quả.