Nhiều Mô Hình Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Trên Đất Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long), nhìn chung các loại cây rau màu, cây công nghiệp luân canh trên đất lúa thích hợp điều kiện tự nhiên, ngoài hiệu quả kinh tế, luân canh còn mang lại hiệu quả xã hội, môi trường, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh cho các vụ tiếp theo.
Nhờ được tập huấn kỹ thuật tốt nên nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá, tăng so với sản xuất theo tập quán, lợi nhuận từ 5 - 10%, bình quân 1 vụ màu lợi nhuận cao từ 1,5 - 5 lần (theo điều tra giai đoạn 2007 - 2011).
Đến nay, tổng diện tích đã thực hiện chuyển đổi là 335,3ha. Điển hình như dưa hấu đạt năng suất 21 - 22 tấn/ha, lợi nhuận bình quân 47,2 triệu đồng/ha; bắp nếp lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, năm 2014 nhân rộng 45ha; ớt năng suất 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 398 triệu đồng/ha; đậu nành năng suất 1,5 - 3 tấn/ha, lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, diện tích nhân rộng năm 2014 là 32ha.
Bên cạnh đó, mô hình trồng gừng thực hiện được 28 điểm, năng suất 30 - 40 tấn/ha, giúp nông dân tận dụng diện tích nhỏ, xen canh, dễ trồng; mô hình trồng ấu, khoai mỡ, khoai môn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình trồng ấu trồng ở những vùng trũng rất được nông dân ưa chuộng.
Related news

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...