Nhập Khẩu Điều Nguyên Liệu Gặp Khó
Các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết hiện nay giá điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi đã hơn 1.000 USD/tấn, cao hơn 150-200 USD/tấn so với năm 2013, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Theo ông Thanh, các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam. Nếu doanh DN Việt Nam nhập khẩu về để mang đi chế biến xuất khẩu thì sẽ lỗ.
Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 2-2014 chỉ đạt 14.000 tấn với giá trị đạt 17 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong hai tháng đầu năm đạt 28.000 tấn, giá trị nhập khẩu đạt 36 triệu USD, giảm 36,4% về lượng và giảm 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trước tình hình này, DN nên lên kế hoạch thu mua điều trong nước. Vụ điều châu Phi vẫn còn hai tháng nữa mới vào vụ thu hoạch, lúc đó tùy diễn biến thị trường mới nhập khẩu điều nguyên liệu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu hạt điều hai tháng đầu năm 2014 chỉ ở mức đạt 28.000 tấn với 169 triệu USD, giảm 0,1% về khối lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 26%, 20% và 9,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm tại thôn Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) phấn khởi như năm nay. Hiện nay tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) tư thương thu mua tại chỗ với giá 1 triệu 650 ngàn đến 1 triệu 680 ngàn đồng, tăng hơn năm trước 300-330 ngàn đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay
Nhà vườn trồng thanh long nghịch vụ ở Tiền Giang rất phấn khởi do “trúng đậm” vụ thanh long nghịch mùa năm nay, nhiều hộ vươn lên khá giàu nhờ xử lý thanh long cho ra hoa trái vụ
Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” vừa khép lại tại chợ huyện Đầm Dơi (Cà Mau), là cuộc kiểm nghiệm thị trường tiêu dùng đầy bất ngờ.
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều người cho rằng, từ nguồn phí này sẽ góp phần bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn.
Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý