Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)
Ngày đăng: 12/04/2013

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Mô hình “số 1”

Tổng kết các mô hình sản xuất bền vững trong nhiều năm qua cho thấy, mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp vẫn là mô hình chủ lực của huyện Đông Hải (với diện tích sản xuất khoảng 35.000ha). Mô hình này không chỉ giúp nông dân giảm tối đa các khoản chi phí đầu tư, mà còn giảm thiệt hại. Đồng thời nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác trên cùng một đơn vị diện tích.

Với hình thức thu tỉa thả bù, ngoài đối tượng nuôi chủ yếu là con tôm sú, nông dân còn kết hợp nuôi các loại thủy sản khác như: cá, cua… đạt năng suất bình quân từ 1.000 - 1.200 kg/ha/năm (tôm, cua, cá các loại), cho lợi nhuận bình quân khoảng 30 - 40 triệu đồng. Đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi mà không phải đầu tư.

Hiện nay, mô hình này phát triển mạnh ở các xã phía Tây của huyện Đông Hải như An Trạch, Định Thành, Định Thành A... Trong đó, có nhiều hộ nuôi thành công trong nhiều năm liền với lợi nhuận thu được hàng trăm triệu đồng/năm như hộ ông Nguyễn Văn Đẹp (ấp Phan Mầu, xã Định Thành A); hộ ông Đỗ Hồng Ân, Lê Văn Minh, Nguyễn Phú Hùng (ấp Lung Chim, xã Định Thành)…

Tổng kết mô hình sản xuất này cho thấy, có đến 90% diện tích nuôi có lãi và chỉ 10% diện tích nuôi hòa vốn, lỗ. Nguyên nhân hộ nuôi bị lỗ là do diện tích đất nhỏ lẻ, bờ bao không giữ nước, khâu chăm sóc, quản lý chưa được quan tâm đúng mức…

Ông Đỗ Việt Trung (xã Long Điền Tây) - người đã hơn 10 năm thực hiện mô hình này - khẳng định: “Tính đến nay, mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp vẫn là mô hình “số 1”, bền vững nhất. Mô hình có rủi ro rất thấp, lợi nhuận ổn định, nông dân không phải lo chuyện đầu tư”.

Nhân rộng mô hình nuôi sinh thái

Nuôi tôm sinh thái mà tiêu biểu là mô hình tôm - rừng sẽ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trong năm nay. Hiện, có trên 450 hộ nông dân tham gia áp dụng mô hình tôm - rừng với diện tích hơn 2.648 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm kết hợp với rừng phòng hộ ven biển là 1.199 ha, rừng trồng trên đất nuôi tôm trên 1.449 ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã: Điền Hải, Long Điền Đông và Long Điền Tây.

So với mô hình nuôi tôm quảng canh, năng suất của mô hình tôm - rừng chỉ đạt từ 700 - 800 kg/ha/năm. Do vậy, lợi nhuận bình quân khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đạt năng suất trên 90 kg/ha, lợi nhuận trên 30 triệu đồng/ha/năm. Điển hình như hộ ông Đào Văn Khởi, ông Nguyễn Hòa Nhịn, ông Huỳnh Văn Xe (ấp Vĩnh Điền); ông Nguyễn Văn Hùng (ấp Bửu II, xã Long Điền Đông)… Tuy năng suất đạt thấp hơn các mô hình nuôi trồng thủy sản khác, nhưng ở mô hình này, nông dân sẽ tranh thủ được nhiều nguồn lợi từ biển như: cua giống, cá kèo giống và thu được nhiều loại thủy sản có giá trị khác sống dưới tán rừng. Thống kê mô hình tôm - rừng cho thấy, chỉ có 5% bị rủi ro, thua lỗ, còn lại 95% đều sản xuất có lãi.

Năm 2013, ngoài phát triển, nhân rộng hai mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững trên, Ban chỉ đạo sản xuất huyện Đông Hải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng những mô hình sản xuất mới nhằm chủ động ứng phó với thị trường khi con tôm gặp rủi ro. Ông Lưu Văn Tỷ, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện, đánh giá: “Năm 2012, các mô hình nuôi trồng thủy sản trên tuy phát triển khá bền vững, nhưng do ảnh hưởng giá cả nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Do vậy, để khuyến khích nông dân áp dụng, nhân rộng những mô hình này cũng như những mô hình sản xuất hiệu quả khác, các ngành cần liên kết để làm tốt đầu ra. Bởi, đã có nhiều mô hình sản xuất mới mang lại năng suất cao nhưng không được nhân rộng. Nguyên nhân là gặp khó khăn về đầu ra như mô hình nuôi cá chẽm theo hình thức công nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Đào ao nuôi cá, lãi 200 triệu đồng/năm Đào ao nuôi cá, lãi 200 triệu đồng/năm

Đây là mô hình nuôi cá giống và cá thương phẩm của gia đình ông Đào Xuân Hiển, thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho hiệu quả kinh tế

07/02/2018
Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu đồng/năm Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu đồng/năm

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ

08/02/2018
Kính nể người phụ nữ U60 kiếm tiền tỷ từ nghề 'ghép mắt' cây Kính nể người phụ nữ U60 kiếm tiền tỷ từ nghề 'ghép mắt' cây

Ít ai nghĩ người đàn bà hơn 60 tuổi có vóc dáng “lực điền” kia là một chủ vườn cây giống diện tích hơn 10 mẫu cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

08/02/2018
Vươn lên làm giàu từ nghề trồng cây kiểng Vươn lên làm giàu từ nghề trồng cây kiểng

Cách đây ba năm ông đã mua vô 3 cây nguyệt quế với giá vài chục triệu, chỉ sau một thời gian chăm sóc, uốn sửa, tết này ông đã bán được 220 triệu đồng.

09/02/2018
Nuôi cá bống bớp VietGAP trong 'ao nhà', kiếm tiền tỷ mỗi năm Nuôi cá bống bớp VietGAP trong 'ao nhà', kiếm tiền tỷ mỗi năm

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định)

23/02/2018