Nhận định bước đầu về nguyên nhân cá chết trên sông Sài Gòn
Trong quá trình xác minh, điều tra, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã phối hợp với Công an huyện Hớn Quản, Công an xã Minh Tâm xác minh trực tiếp một số hộ ngư dân vớt được cá chết; đồng thời tiến hành xác định các nguồn nước thải ra sông Sài Gòn.
Theo đó, tại khu vực cá chết, cách khoảng 5 km theo hướng thượng nguồn sông Sài Gòn có 5 công ty nằm cạnh suối Ru có khả năng thải ra sông Sài Gòn.
Theo đó có 5 công ty, gồm Công ty Cổ phần Việt Sinh với ngành nghề sản xuất, chế biến mủ cao su. Công ty TNHH TM SX Wusons sản xuất, chế biến tinh bột mì. Công ty JAPFA COMFEED Long An nay là Công ty TNHH Di truyền giống JAPFA HYPOR ngành nghề chăn nuôi heo. Công ty TNHH chăn nuôi Tân Tiến Phát ngành nghề chăn nuôi heo.
Công ty TNHH Nông sản Việt Phước ngành nghề chăn nuôi heo. Trong 5 công ty trên, thì có 2 công ty xả thải ra suối Ru sau đó chảy vào sông Sài Gòn là Công ty TNHH chăn nuôi Tân Tiến Phát và Công ty TNHH Di truyền giống JAPFA HYPOY. Có 1 công ty xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn là Công ty TNHH Nông sản Việt Phước. 2 công ty còn lại chưa xả nước thải ra môi trường.
Về nguyên nhân cá chết được nhận định ban đầu là đối với nguồn xả thải từ các trang trại chăn nuôi heo thì vị trí xả nước thải của các trang trại chăn nuôi heo đều nằm dưới vị trí phát hiện cá chết trên sông Sài Gòn theo hướng xuôi dòng sông Sài Gòn.
Trong khi các ngư dân lại phát hiện cá chết hàng loạt trôi từ hướng thượng nguồn sông Sài Gòn chảy về nên khả năng cá chết do nước thải chăn nuôi heo xả ra sông Sài Gòn là rất khó xảy ra.
Đối với các nguồn xả thải từ nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột mì thì hiện nay Công ty TNHH TM SX Wusons đang tạm ngưng sản xuất chế biến tinh bột mì từ tháng 5-2016 để chờ mùa vụ sản xuất mới và Công ty Cổ phần Việt Sinh được UBND tỉnh cho phép tuần hoàn 100% nước thải sản xuất sau xử lý để tái sử dụng, hiện đang lưu trữ trong hồ chứa có lót chống thấm nên chưa xả thải ra môi trường.
Từ những phân tích đánh giá trên, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Phước nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt vào ngày 6-7-2016 có khả năng do bị thuốc cá từ hướng thượng nguồn sông Sài Gòn trôi về hướng sông hạ nguồn Sài Gòn.
Nhằm làm rõ thêm về nguyên nhân dẫn đến cá chết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lấy 1 mẫu nước thải tại điểm xả thải ra sông Sài Gòn của trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH Nông sản Việt Phước và 5 mẫu nước mặt sông Sài Gòn đoạn từ cầu Sài Gòn I, xã Minh Tâm đến ngã ba sông Tràm.
Sau khi có kết quả phân tích, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá chất lượng nước thải và nước mặt của sông Sài Gòn. Từ kết quả phân tích mới đánh giá được nguồn nước có bị ô nhiểm đến mức làm cá chết hay không. Ông Võ Văn Dinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước cho biết như vậy.
Có thể bạn quan tâm
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang giảm giá rất mạnh, dao động 18.000 - 18.500 đ/kg, giảm 3.500 - 4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 6. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Hơn 20 năm gắn bó với trang trại giống thủy sản, anh Trần Thanh Tùng, trú tại số nhà 1173 Phạm Văn Đồng, quận Dương Kinh (TP.Hải Phòng) là một trong những chủ trang trại thành công với nghề sản xuất ươm con giống tôm sú, cua biển nhờ áp dụng công nghệ cao.
Sau gần 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho tàu cá xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã có 14.977 tàu cá trên 90 CV, 145.960 thuyền viên tại 28 tỉnh, thành phố ven biển được bảo hiểm.