Nhà vô địch nuôi tôm RAS nước sạch
Ông Bert Wecker, người sáng lập Công ty Neomar, tin rằng nuôi tôm nhiệt đới ở các nước ôn đới sắp đạt được lợi nhuận cao và ngành này đã sẵn sàng để mở rộng cả ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Mô hình công nghệ cao hiệu quả lớn
Công ty Neomar bắt đầu sản xuất cá tráp biển và cá chẽm, sau đó đa dạng hóa sang sản xuất một loạt các loài thủy sản khác và cuối cùng là tập trung chủ yếu vào nuôi tôm từ năm 2015. Theo ông Wecker, bản thân trang trại của Neomar rất khác, so với các thiết kế RAS tiêu chuẩn, dựa trên một hệ thống bể được ngăn thành nhiều ngăn, không cần đường ống để đưa nước đến hệ thống xử lý nước, giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng. “Chúng tôi thả giống và thu hoạch liên tục. Thiết kế này cho phép chúng tôi nhẹ nhàng vận chuyển tôm qua mương khi chúng lớn hơn”, ông giải thích thêm.
Ngoài ra, đây cũng là một hệ thống nuôi đa loài. “Chúng tôi có thể sử dụng để nuôi cá, tôm. Thiết kế trang trại của Neomar có khả năng chứa 10.000 m3 nước, do 6 - 8 người vận hành và sản xuất tới 2.000 tấn/năm, với các loài như cá mú - mật độ thả ở mức 100 kg/m3 nước. Đối với tôm, mật độ thả ở mức khoảng 10 kg/m3, nên sản lượng sẽ vào khoảng 400 tấn”, ông Wecker chia sẻ.
Sau khi lấn sân sang lĩnh vực nuôi cá vược và cá tráp, giờ đây ông Wecker tin rằng nuôi tôm sẽ là lựa chọn tốt nhất của Công ty. “Có rất nhiều sự cạnh tranh đối với cá chẽm và cá tráp từ nuôi lồng, vì vậy chúng tôi quyết định tập trung nhiều hơn vào nuôi tôm. Tôm chúng tôi có sự cạnh tranh từ tất cả các mặt hàng nhập khẩu và Công ty Neomar hiện đang phải sản xuất với chi phí cao hơn rất nhiều. Mặc dù thế, hệ thống nuôi tôm của chúng tôi có thể mang lại lợi nhuận từ giá bán cao, do sự khác biệt về chất lượng nổi bật. Tiềm năng đối với tôm trên đất liền cao hơn nhiều so với cá hồi. Chúng ta hiện đang ở điểm bùng phát nhu cầu tiêu thụ tôm. Do đó, Công ty Neomar tin rằng sẽ sớm chứng kiến sự mở rộng quy mô đối với việc nuôi tôm trên cạn, giống như đã thấy với các trang trại cá hồi”, ông chủ Neomar lập luận.
Ưu việt của hệ thống nước sạch và hệ thống biofloc
Mặc dù đã thử nghiệm cả hai hệ thống biof loc và hệ thống nước sạch, nhưng ông Wecker đặt niềm tin vào hệ thống nước sạch hơn, bởi ông có thể quan sát tôm kỹ càng hơn. Ông lập luận: “Điều đó có thể không tạo ra sự khác biệt đối với con tôm, nhưng nếu không thể quan sát vật nuôi, thì rất khó để phán đoán và ra quyết định. Đặc biệt là ngày nay có rất nhiều camera thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giám sát tôm. Tuy nhiên, công nghệ camera này không thể sử dụng trong môi trường nước đục”.
Ông Wecker cũng cho biết các thử nghiệm mà ông thực hiện, để so sánh tình trạng sức khỏe và năng suất của tôm ở cả hai hệ thống biofloc và nước sạch đều giống nhau. Hương vị của tôm được sản xuất trong hai hệ thống cũng giống nhau một cách đáng ngạc nhiên.
Nền tảng cho sự tăng trưởng
Các thành tựu đã đạt được nói trên, được coi là yếu tố quan trọng, tạo đà cho Neomar mở rộng việc sản xuất phát triển thức ăn cho tôm của chính Công ty (được sản xuất tại Đức và được cấp phép sử dụng trong EU). Nó không giống như thức ăn thường sử dụng cho tôm lâu nay, được sản xuất bởi các Công ty lớn trong thị trường truyền thống khác.
Bên cạnh đó, sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ nuôi thương phẩm trong trang trại Công ty Neomar, đã giảm từ 180 ngày vào năm 2015 xuống còn 90 ngày vào năm 2022. Đó là nhờ những cải tiến về gen di truyền, về cách sản xuất thức ăn, là những tiền đề quan trọng, để trang trại của Công ty Neomar tiếp tục phát triển trong tương lai.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh là yếu tố then chốt tạo con giống đảm bảo số lượng và chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho vụ nuôi
Thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc vốn dĩ bị cạnh tranh gay gắt với Ecuador, tuy nhiên đang có nhiều lợi thế hơn cho Việt Nam bứt phá.
Theo Hội Nông dân xã Long Phước (huyện Long Thành), trước đây, nhiều hộ nuôi tôm tại địa phương ‘treo ao’ vì thua lỗ và đầu ra khó khăn.