Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà nông Sơn La thu 10 tấn/ha ngô biến đổi gen

Nhà nông Sơn La thu 10 tấn/ha ngô biến đổi gen
Tác giả: Trần Quang
Ngày đăng: 28/09/2016

Lãi hơn ngô thường 10 triệu đồng/ha

Chúng tôi tìm đến huyện Mai Sơn - thủ phủ ngô của tỉnh Sơn La vào đúng thời điểm người dân ở đây đang tập trung thu hoạch ngô. Gặp hai vợ chồng ông Quàng Văn Ngoai (48 tuổi) ở bản Noong Sơn, xã Chiêng Sung, huyện Mai Sơn, ông khoe: Vụ vừa rồi tôi được cán bộ khuyến nông của huyện, xã hướng dẫn, gia đình đã quyết định chon giống ngô biến đổi gen DK6818S - một trong số các giống ngô biến đổi gen mới được Bộ NNPTNT công nhận để trồng.

Trồng ngô lai biến đổi gen đang mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Trần Minh Hải ở tiểu khu Thống Nhất, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn

Trong thời vụ năm 2017 sắp tới thời tiết sẽ còn diễn biết thất thường, cực đoan và nhiều khó khăn khác khiến sản xuất gặp khó khăn, nên khả năng diện tích ngô sẽ giảm hơn so với năm 2016 khoảng 20 - 30% (trên 100.000ha). Do đó, chúng tôi coi việc đưa giống ngô biến đổi gen vào trồng là một trong những giải pháp để giữ sản lượng ngô ở mức ổn định”.
(Ông Dương Gia Định)

“Tôi trồng ngô đã hơn 10 năm nay, nhưng chỉ vụ này mới thấy ngô không có sâu mặc dù mình không phun thuốc gì cả. Bình thường, ngô hay bị sâu lắm. Nào sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu khoang... thi nhau phá hoại, nên tôi không dám trồng dày.

Được sự hướng dẫn, tôi đã trồng ngô biến đổi gen với mật độ gấp 1,5 lần so với bình thường, mà không lo sợ sâu phá hoại. Tôi trồng 3 giống ngô DK6818S, DK6919S và DK9955S, qua thu hoạch thử ở một số ruộng cho thấy, năng suất ngô vụ này có thể đạt tới 10 tấn hạt/ha, cao hơn nhiều so với ngô lai”- ông Ngoai khoe.

Tại thời điểm này, ruộng ngô rộng gần 2ha của gia đình ông Ngoai đã sắp đến ngày cho thu hoạch, nhưng nhiều lái buôn đã đến hỏi mua tại ruộng với giá trên 3.000 đồng/kg. Với năng suất như trên, nếu tính cụ thể, giống ngô biến đổi gen đạt lợi nhuận cao hơn giống ngô thường khoảng trên dưới 10 triệu đồng/ha.

Cũng đến thăm vùng trồng ngô ở Mai Sơn, gặp chị Quàng Thị Thân ở bản Chậm Cẳng, xã Chiềng Sung, trò chuyện với phóng viên, chị lại tỏ ra buồn bã vì năm nay ngô mất mùa do chị chưa kịp trồng ngô biến đổi gen. “Năm nay, trồng ngô thường sâu hại nhiều quá, cây nào, bắp nào cũng có sâu, năng suất chắc không được bao nhiêu. Chắn chắn, sang năm tôi sẽ trồng ngô biến đổi gen”- chị Thân nói.

Theo chị Thân cho biết, hơn 1 năm vừa qua nhiều hộ trong và ngoài xã mạnh dạn chuyển sang trồng ngô biến đổi gen mới rất hiệu quả, riêng gia đình chị vẫn ngần ngại chưa muốn trồng vì giá giống cao và còn chưa rõ hiệu quả ra sao. “Giá giống cao hơn ngô thường, nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Nếu được nhà nước hỗ trợ một phần tiền mua giống vụ đầu tiên, tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều người trồng giống ngô này”- chị Thân kiến nghị.

Nan giải bài toán thị trường

Anh Trần Minh Hải ở tiểu khu thống nhất, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, hộ đang canh tác 3,5ha ngô lai biến đổi gen NK7328 Bt/GT rất thành công ở địa phương trên cho biết: “Ngô biến đổi gen không chỉ kháng được nhiều loại sâu mà còn giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư. Đặc biệt, ngô cho năng suất cao nhờ thế thu nhập của người trồng tăng lên nhiều so với trước”.


(9 tháng nhập gần 5,9 triệu tấn ngô)
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, tính đến cuối tháng 9, ước tính khối lượng ngô nhập khẩu đạt 5,89 triệu tấn với giá trị đạt 1,16 tỷ USD, tăng 14,9% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 8 tháng đầu năm 2016, Brazil và Argentina là hai thị trường mà Việt Nam nhập khẩu chính, chiếm lần lượt là 49,6% và 38,3% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng. 

Sau gần 2 năm đưa giống ngô biến đổi gen vào canh tác, anh Hải rất tự tin trong sản xuất. Theo anh Hải, trong vụ ngô năm 2017 tới anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích ngô biến đổi gen ra các diện tích trồng còn lại của gia đình. Tuy nhiên, theo anh Hải, bên cạnh những hiệu quả rõ rệt của ngô biến đổi gen, bà con vẫn còn trăn trở rất nhiều về bài toán thị trường. Hiện, thị trường đầu ra của ngô chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thương lái, nên giá cả còn rất bấp bênh. Do đó, anh Hải rất mong muốn nhà nước, các doanh nghiệp có thêm các giải pháp hỗ trợ người nông dân tiêu thụ ngô tốt hơn.

Là một đại lý phân phối giống ngô lớn nhất, nhì ở tỉnh Sơn La, trung bình mỗi năm đại lý của bà Nguyễn Thị Tuyển ở thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn) cung cấp cho nông dân trên địa bàn tỉnh lên đến trên 1.000 tấn ngô giống các loại. Bà Tuyển cho biết: “Ban đầu, khi chính quyền và các ban ngành tuyên truyền, vận động nông dân đưa giống mới là ngô biến đổi gen vào canh tác cũng gặp rất nhiều khó khăn do bà con quen làm các giống ngô cũ. Tuy nhiên, đã có nhiều hộ tiên phong trồng và cho kết quả ngoài mong đợi, nên bà con rất yên tâm”.

“Hiện, phong trào trồng ngô biến đổi gen đã lan rộng khắp các vùng trong tỉnh. Để ủng hộ cho việc sản xuất của bà con, đại lý của tôi đã có nhiều chính sách ưu đãi như bán trả chậm, tư vấn kỹ thuật giúp nông dân tự tin sản xuất, nâng cao thu nhập” – bà Tuyển chia sẻ.

Trao đổi với NTNN, ông Dương Gia Định – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết: “Ngô biến đổi gen là giống tốt. Đáng nói, khi nông dân chuyển sang trồng giống ngô mới này còn tiết kiệm được chi phí sản xuất do không phải phun thuốc trừ sâu, giảm ngày công lao động”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

28/09/2016
Click chuột để nuôi lợn điều hòa Click chuột để nuôi lợn điều hòa

Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.

28/09/2016
Gặp lão nông xuất sắc dưới chân dãy Tam Đảo Gặp lão nông xuất sắc dưới chân dãy Tam Đảo

Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

28/09/2016