Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nguyên tắc 3 xem 4 định trong nuôi trồng thủy sản

Nguyên tắc 3 xem 4 định trong nuôi trồng thủy sản
Tác giả: Vũ Thị Vinh
Ngày đăng: 29/11/2019

Để hạn chế dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của động vật thuỷ sản xin giới thiệu với người nuôi một số nguyên tắc trước khi cho ăn nhằm tăng sức đề kháng cho động vật nuôi thuỷ sản như sau:

* Nguyên tắc 3 xem:

+ Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn: Trước khi cho ăn người nuôi phải quan sát thời tiết trước: nếu thời tiết ổn định thì cho ăn theo tốc độ tăng trưởng hàng ngày đã được tính trước; nếu thời tiết biến động ( mưa to hoặc nắng nóng ) phải giảm lượng thức ăn so với ngày hôm trước để tránh dư thừa thức ăn hạn chế gây ô nhiễm môi trường ao nuôi

+ Xem biến động các yếu tố môi trường: Môi trường ao nuôi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi cho nên người nuôi phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như hàm lượng oxy hòa tan, pH, NH3, …để điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng trước khi cho ăn.

+ Xem tình trạng sức khỏe của thủy sản nuôi: Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của thủy sản nuôi để có biện pháp quản lý, cho ăn phù hợp để thủy sản nuôi tăng trưởng phát triển tốt.

* Nguyên tắc 4 định:

+ Định chất lượng: Thức ăn cho thủy sản nuôi phải phù hợp theo từng giai đoạn phát triển về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất … Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng ở từng giai đoạn.

+ Định số lượng: Lượng thức ăn cho thủy sản ăn hàng ngày phải đảm bảo cho ăn đủ no mà không thiếu, không thừa bằng cách: người nuôi phải dựa vào trọng lượng thủy sản  để tính đúng số lượng thức ăn thì mới cho ăn phù hợp không thừa cũng không thiếu.

+ Định thời gian: Cho thủy sản ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của từng đối tượng. Ngoài ra, việc tập cho ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của thủy sản nuôi.

+ Định địa điểm: Cho ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi từ khi mới thả,  thức ăn phải nhẹ nhàng tránh để tránh hiện tượng hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn, nên  cho ăn từ từ, đảm bảo sử dụng hết thức ăn bà quan sát mức độ sử dụng thức ăn sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn bữa kế tiếp cho phù hợp.

Song song với việc cho ăn theo nguyên tắc trên thì trước khi cho ăn cần lưu ý một số vấn đề sau: Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn; kiểm tra thức ăn trước khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng ...;cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế theo tỷ lệ của lần cho ăn đó; nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh thì phải  bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa)

Như vậy để hoạt đọng nuôi trồng thủy sản diễn ra bình thường trong suốt quá trình nuôi thì người nuôi thủy sản phải luôn luôn áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định” trước khi cho có như vậy mới kiểm soát được lượng thức ăn cho ao nuôi, kiểm soát được diễn biến sức khỏe của động vật thủy sản mình nuôi, kiểm soát được chi phí đầu vào nhằm tăng năng suất nuôi và tăng lợi  nhuận cho toàn vụ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Truy tìm căn nguyên dịch bệnh thủy sản Truy tìm căn nguyên dịch bệnh thủy sản

Nhiều yếu tố khác tác động khiến nguy cơ dịch bệnh luôn rình rập trên mỗi diện tích nuôi thủy sản. Việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết.

28/11/2019
Phương tiện mới đo lường tôm bố mẹ Phương tiện mới đo lường tôm bố mẹ

Một dự án phát triển công nghệ tầm nhìn dưới nước để đo lường tôm bố mẹ đã được đưa ra, sau khi ký thỏa thuận giữa Hendrix Genetic và Plant & Food Research

28/11/2019
Sanolmedo nuôi tôm không kháng sinh Sanolmedo nuôi tôm không kháng sinh

Việc quản lý chất lượng nước, thả giống mật độ thấp và sử dụng thức ăn chuyên dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay thế kháng sinh trong nuôi tôm.

28/11/2019