Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng năng suất sinh sản kém ở heo nái

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng năng suất sinh sản kém ở heo nái
Tác giả: Ngọc Thơ - Bình Trọng
Ngày đăng: 14/06/2019

Trong chăn nuôi heo, chăn nuôi heo nái sinh sản là khâu rất quan trọng, mang yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng đàn heo, tạo nguồn thu nhập và duy trì đàn của nhiều hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái sinh sản đang gặp nhiều khó khăn, tình trạng năng suất sinh sản kém ở heo nái xảy ra ngày càng nhiều.

Đàn heo nuôi.

“Đối với người chăn nuôi thì lúc nào cũng muốn heo mình đẻ được nhiều con, nhanh lớn. Tuy nhiên, những năm qua, tại địa phương thì heo nái đẻ không đạt đầu con và nuôi chậm lớn”, đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Út, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành. Còn theo ông Nguyễn Văn Út, Phó trưởng Phòng Khoa học Kỹ thuật Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng phân tích, heo nái giảm năng suất sinh sản có 3 nguyên nhân là giống, khâu chăm sóc nuôi dưỡng và dịch bệnh. Người nuôi cần áp dụng phương pháp quản lí tổng hợp để nâng cao hiệu quả sinh sản của heo.

Ngoài ra, quá trình theo dõi, kiểm tra heo lên giống và phối giống không chính xác hay thời gian cai sữa cho heo con không phù hợp cũng dễ xảy ra tình trạng heo nái sinh sản kém. Việc không tiêm ngừa bệnh hay tiêm ngừa không đúng quy trình kỹ thuật đối với các bệnh dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng...cũng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của heo nái cũng như chất lượng sản phẩm.

Biện pháp khắc phục tình trạng năng suất sinh sản kém

*Giống:

Đối với chăn nuôi heo nái sinh sản, giống là tiền đề quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, heo nái lai giữa Yorkshire và Landrace là thành phần chủ yếu của đàn bố mẹ. Để có được heo nái hậu bị bố mẹ đạt tiêu chuẩn, ông Nguyễn Văn Út, Phó trưởng phòng Khoa học Kỹ thuật Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng lưu ý: “Người nuôi cần chọn giống có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, có năng suất, chất lượng, sinh sản và sinh trưởng tốt; không chọn heo thương phẩm hay heo nuôi tại nhà có ngoại hình đẹp để làm giống”.

*Chăm sóc nuôi dưỡng

- Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cần xây dựng chuồng trại đúng quy trình kỹ thuật, thông thoáng, mát mẻ, có hố sát trùng và hệ thống xử lý chất thải. Phải có chuồng cho heo nái nuôi con và chuồng cá thể dành cho heo hậu bị, nái  đang mang thai. Nhiệt độ lý tưởng trong chuồng nuôi là 20-220c, ẩm độ 60%, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ. Máng ăn, uống cần được thiết kế đúng kỹ thuật, thuận tiện vệ sinh và cho heo ăn uống. 

Ông Huỳnh Tứ Thiệt, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng vệ sinh chuồng nuôi heo.

-  Đối với thức ăn cho heo ăn cần chọn công ty cung cấp có uy tín trên thị trường không mua thức ăn kém chất lượng. Khi mua thức ăn cần kiểm tra hạn sử dụng và xem có bị nhiễm  nấm mốc hay không... Ngoài ra, có thể sử dụng thức ăn tự trộn (như tấm, cám, thức ăn đậm đặc) cho ăn nhưng phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất và vitamin thiết yếu, đúng chủng loại thức ăn, từng giai đoạn ( giai đoạn hậu bị, heo đang mang thai và nái nuôi con). Nước uống phải sạch sẽ, đầy đủ và  hợp vệ sinh. Bố trí khu nuôi nhốt cho từng giai đoạn heo đúng quy trình kỹ thuật. Loại thức ăn và lượng thức ăn cho heo ăn cần theo định mức như sau:

Định mức ăn từng giai đoạn

Giai đoạn

Loại thức ăn

Mức ăn (kg/con/ngày)

Hậu bị (từ 100- phối giống)

Nái hậu bị 2,8-3,0
Mang thai Chữa kỳ I Nái mang thai 2,0- 2,2
Mang thai Chữa kỳ II Nái mang thai 2,5- 3,0
Nuôi con Nái nuôi con Thức ăn nái nuôi con/ ngày = 1,5kg +( 0,4x số con)

Ông Nguyễn Văn Út, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho heo ăn thức ăn.

- Theo dõi, kiểm tra heo lên giống và phối giống thích hợp. Đối với heo nái thời gian cai sữa heo con thích hợp nhất là 21-28 ngày. Định kỳ phun các chất tiêu độc sát trùng chuồng trại và thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi. Thực hiện phòng bệnh đầy đủ theo quy trình của thú y về các bệnh.

Ông Nguyễn Văn Út, Xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ thêm: “Bắt heo tại Trung tâm giống của tỉnh thì số lượng heo sinh ra sẽ đạt và nuôi heo mau lớn. Trong lựa chọn heo hậu bị có tính tình tốt, vú đều (12 vú trở lên), không quậy không phá, không chồm, không nhảy”.

Ông Huỳnh Tứ Thiệt, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tôi mua giống heo tại Trung tâm giống hiệu quả tốt, bơm tinh tỷ lệ đậu thai cao, nuôi mau lớn. Về thức ăn, tôi chọn mua tại công ty có uy tín, cho ăn đúng chủng loại, đúng giai đoạn (lúc hậu bị ăn theo hậu bị, nái mang thai cho ăn theo nái mang thai, nái nuôi con cho ăn theo nái nuôi con). Tiêm phòng các loại bệnh đầy đủ theo đúng quy trình”.

Giải pháp để nâng cao tỉ lệ đậu thai

- Xác định thời điểm chính xác và phối giống đúng kỹ thuật.

- Chọn điểm mua tinh heo có uy tín và đảm bảo mật độ tinh trùng.

- Dụng cụ gieo tinh phải được vô trùng trước khi gieo.

Lưu ý:  Sau khi heo đã phối giống cần đảm bảo một số vấn đề để tránh hiện tượng tiêu thai như sau:

- Chuồng trại phải mát mẻ không trơn trượt, tránh gây tác động làm hoảng hốt, không vận chuyển heo nái đi xa.

- Chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật

- Cho ăn thức ăn không bị nhiễm nấm mốc, không hôi thúi, còn hạn sử dụng./.


Có thể bạn quan tâm

Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn

Rét hại kéo dài từ 4 – 7 ngày tập trung trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Để chủ động phòng chống rét cho đàn GSGC, người chăn nuôi cần thực hiện tốt

17/05/2019
Quy trình chọn giống lợn nái Quy trình chọn giống lợn nái

Chăn nuôi lợn nái lai F1 để cung cấp giống lợn thịt F2 có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc nhiều cung cấp cho thị trường.Sau đây là qui trình chọn giống lợn nái lai F1

29/05/2019
Một số lưu ý về phòng trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi Một số lưu ý về phòng trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên đàn lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh

07/06/2019