Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Một số lưu ý về phòng trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Một số lưu ý về phòng trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Tác giả: BSTY. Bùi Thị Chuyên
Ngày đăng: 07/06/2019

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên đàn lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị. Bệnh chỉ lây nhiễm trên loài lợn, không gây bệnh trên người và các động vật khác. Để chủ động phòng chống Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất: Cần kiểm soát chặt chẽ mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: bao gồm con người, phương tiện, động vật trung gian, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống, sản phẩm chăn nuôi, chất thải, con giống....

- Khu vực chăn nuôi phải được rào kín, có cửa khóa, biển báo nhằm không cho người, động vật, xe cộ qua lại khu vực này. Trước cửa khu vực chăn nuôi, mỗi dãy chuồng nuôi cần có hố khử trùng, hàng ngày phải thay mới thuốc khử trùng.

- Hạn chế khách tham quan, thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.

- Mua con giống rõ nguồn gốc, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y, thực hiện nuôi tân đáo 15 – 21 ngày trước khi cho nhập đàn. Tuyệt đối không mua con giống từ vùng có dịch về nuôi.

- Có biện pháp ngăn chặn các loại động vật trung gian ra vào khu vực chăn nuôi. Không mang thức ăn, nước uống thừa từ các trang trại khác vào khu vực chăn nuôi.

Thứ hai:  Cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần. Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, các lối đi.

Thứ ba:  Nên sử dụng các sản phẩm thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.

Thứ tư:  Khi phát hiện đàn lợn có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt... thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn, chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh thường gặp trên heo Một số bệnh thường gặp trên heo

Việc nái không cho con bú có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nái không có sữa, viêm vú, nái xấu tính, nái tơ không quen nuôi con, hăng con, bị kích thích thần

15/05/2019
Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn lợn

Rét hại kéo dài từ 4 – 7 ngày tập trung trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Để chủ động phòng chống rét cho đàn GSGC, người chăn nuôi cần thực hiện tốt

17/05/2019
Quy trình chọn giống lợn nái Quy trình chọn giống lợn nái

Chăn nuôi lợn nái lai F1 để cung cấp giống lợn thịt F2 có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc nhiều cung cấp cho thị trường.Sau đây là qui trình chọn giống lợn nái lai F1

29/05/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.