Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020 của Chương trình UN – REDD Việt Nam giai đoạn II.
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế như UN-REDD, FAO, UNEP, UNDP, FCPF, Viện Sinh thái và môi trường; BQL Chương trình UN-REDD giai đoạn II các tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Lào Cai, Cà Mau; một số sở ngành liên quan…
Hội thảo đã đưa ra bàn các vấn đề liên quan đến hiện trạng rừng, biến động tài nguyên rừng và sử dụng đất trong quá khứ; xác định nguyên nhân, động lực chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng; phân tích những rào cản trong việc làm gia tăng diện tích và chất lượng rừng; xác định vai trò của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động REDD+ ở Hà Tĩnh…
Với tinh thần nghiêm túc, trập trung và trách nhiệm, các đại biểu tham dự đã tiến hành trao đổi, đóng góp ý kiến để tìm ra nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng, rào cản trong việc làm tăng diện tích và chất lượng rừng; làm cơ sở xác định các hoạt động cụ thể mà các đề án, dự án trước đây xây dựng nhưng chưa có nguồn lực thực hiện…
Các nhóm tham gia thảo luận, trao đổi về nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng
Sáng kiến “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng tại các quốc gia đang phát triển” (REDD+) là nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề mất rừng, suy thoái rừng có liên quan đến phát thải khí nhà kính.
Đây là chương trình hỗ trợ chi trả trên nguyên tắc dựa vào kết quả hỗ trợ tài chính cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở các nước đang phát triển, nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời quan tâm đến các giá trị về xã hội và môi trường.
Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được thực hiện nhằm hỗ trợ ngành lâm nghiệp góp phần đạt mục tiêu giảm phát thải tới năm 2020 trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện thành công các chiến lược, chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, tăng trưởng xanh và hướng tới bền vững.
Một trong những hoạt động của chương trình giai đoạn này là hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng thành công kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và thực hiện tốt Nghị định 799 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm trước, giá ruốc khô năm nay giảm hơn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Song, nhờ thời tiết thuận lợi nên ngư dân khai thác có hiệu quả và thu lãi cao.

Giá bán hiện nay khoảng 18.000 đến 20.000 đồng/1 kg cho thương lái mua phơi khô. Đầu năm mới, trúng mùa ruốc đỏ đem lại niềm vui cho bà con ngư dân địa phương.

Nếu như các năm trước, cá ngừ có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2013 lại bị giảm đến hơn phân nửa. Cá ngừ - mặt hàng thế mạnh trong xuất khẩu của thủy sản Khánh Hòa đang gặp khó khăn và rất cần một hướng đi mới.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn được xem là đầu mối cung cấp thịt heo chủ lực cho thị trường TP.HCM với hơn chục triệu dân với cách giao dịch khá hiện đại.

Tin từ Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 178 trang trại được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 94 trại gà và 84 trang trại nuôi heo. Các trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đa số là sản xuất giống heo, gà và nuôi gà đẻ trứng.