Nguy Cơ Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Trong Dịp Tết Nguyên Đán
Cúm gia cầm có thể xuất hiện rải rác các ổ dịch tại một số địa bàn có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Đó là cảnh báo của ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều nay (10/2), tại Hà Nội.
Theo nhận định chung, công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời gian qua được các địa phương thực hiện tốt, hiện cả nước không phát sinh ổ dịch mới.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.
Các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, thời điểm trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 các địa phương cần tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người. Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virrus cúm A/H7N9.
Ông Phạm Văn Đông cho biết, virus H7N9 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 3/2013, đến năm 2014, tổng cộng 306 người ở Trung Quốc đã được báo cáo bị nhiễm H7N9, trong đó 130 trường hợp đã tử vong. Những tháng cuối năm 2014, dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh trở lại tại Trung Quốc và đã lây lan tới gần biên giới Việt Nam.
“Do đó, các địa phương cùng các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm soát, “siết chặt” khâu vận chuyển và buôn bán gia cầm đồng thời ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, tuyệt đối không chủ quan trong công tác phòng chống dịch dịp Tết.
Khi phát hiện có ổ dịch cần tiến hành khoanh vùng dập dịch không để bùng phát lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở cần tăng cường việc lấy mẫu và tiến hành tiêm vắcxin để chủ động phòng chống dịch bệnh,” Cục trưởng Phạm Văn Đông nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.
Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.
Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).
Ngày 11/11/2011, Nghiệp đoàn khai thác hải sản Bình Hưng 3 (Phan Thiết, Bình Thuận) ra đời trên cơ sở Tổ hợp tác sản xuất trên biển số 3 trước đây, thu hút 121 đoàn viên của năm tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi chiếc trên 300 CV. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình này của Bình Thuận.