Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Truyền Lửa Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh)

Người Truyền Lửa Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh)
Ngày đăng: 15/04/2013

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

Ông tên đầy đủ là Nguyễn Duy Kiếm, ngụ ở thôn Phượng Độ, xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1994, khi địa phương có chủ trương chuyển dịch diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, ông Kiếm là người đầu tiên của thôn Phương Độ, xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nhận 1 ha ruộng trũng và bắt tay đào ao thả cá, xây dựng trang trại làm vườn trồng cây ăn quả. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nên sau 2 năm thả cá chỉ hoà vốn.

Sau khi được tham gia học các khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi cá do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện tổ chức, ông đã cập nhật những kỹ thuật nuôi thả cá, cách chăm sóc từng loại cá giống, đặc biệt là cách thức đào ao sâu, bờ cao để chứa nhiều nước thả mật độ dày, mùa hạ chống nắng nóng, mùa đông thì ấm… Năm 1997, ông nuôi thành công mô hình cá rô phi đơn tính trong chương trình triển khai của Bộ Thuỷ sản và được Hội làm vườn Việt Nam về thăm đánh giá cao.

Thành công bước đầu, đã giúp ông vững tin hơn. Năm 2000, ông Kiếm nuôi thêm cả cá chim trắng, tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính, cá lóc. Từ năm 2005 đến 2007 ông Kiếm mạnh dạn tham gia nuôi thêm cá tra, ba ba gai thương phẩm trong chương trình triển khai của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và cũng cho kết quả thắng lợi. Ông Kiếm cho biết: “Năm 2005 tôi nảy sinh ý định nuôi ba ba nhân dịp được đi thăm mô hình ở Hải Dương, Yên Bái và bắt tay tiến hành, hiệu quả tiến triển tốt.

Ông Kiếm nhẩm tính: “Nếu như trước năm 2000, gia đình tôi thu lãi mỗi năm 10-15 triệu đồng thì nay thu được từ 80-100 triệu đồng/năm”.

Tuy nhiên, năm 2007, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến cá giống chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá lao đao, ông Kiếm cũng bị lỗ 70-80 triệu. Đây là khoản tiền mất mát không phải nhỏ và nó đã cho ông bài học kinh nghiệm về việc phòng chống rét cho cá.

Từ đó, chuẩn bị đến mùa rét hàng năm ông đều chủ động và chia sẻ phương pháp phòng chống rét cho cá nuôi theo cách: làm rọ nuôi cá, trên mặt ao nước đầy 2m trở lên phủ 1/3 lớp bèo tây; riêng ao nuôi cá giống phải đặt máy sục khí tạo môi trường đủ ôxy cho cá.

Hiện nay, trang trại của ông Kiếm có 4 ao riêng biệt nuôi ba ba; chim trắng giống; mè, trắm, chép; chim trắng đặc sản. Ngoài ra còn 2 sào chuyên trồng rau sạch quanh năm, 50 cây nhãn hương tri, 50 cây bưởi diễn, khế ngọt, giống măng Bát Độ cung cấp cho nhân dân trong tỉnh. Mỗi năm nuôi từ 500-600 con gà thả vườn, lợn 60 con trong chuồng tận dụng nguyên liệu làm thức ăn.

Theo ông Kiếm, nuôi ba ba thành công thu lãi ít nhất 20 triệu/sào chứ không đơn giản chỉ đạt 3-4 triệu/sào như nuôi cá, tuy nhiên cái khó là 3 năm mới cho một lứa, nếu không có đầy đủ kinh nghiệm dễ thất bại. Với giống ba ba, bà con cần thả bèo tây mật độ 1/3 với mùa hè, mùa đông 2/3, ngoài tác dụng chống nóng, rét còn hút chất bẩn ở ao, làm sạch môi trường sống cho ba ba.

Được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh từ năm 2001, ông Kiếm tâm niệm: “Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà đều theo mô hình dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”.

Trong 10 năm qua, ông đón hàng nhìn lượt đại biểu về học hỏi, thăm mô hình, năm 2000 vinh dự đón Phó Thủ tướng và lãnh đạo Bộ Thuỷ sản; Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư các tỉnh phía Bắc…;Ngoài ra, ông còn được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội làm vườn Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh.


Có thể bạn quan tâm

Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình

Nằm trên địa bàn thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), Trung tâm Giống thuỷ sản nước ngọt, trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Ninh Bình có diện tích gần 9 ha.

16/09/2015
Mất 60 tỷ từ ngao Mất 60 tỷ từ ngao

Từ đầu năm 2015 đến nay, người nuôi ngao ở Nghệ An rơi vào cảnh trắng tay. Tình hình này khiến nhiều hộ nuôi ngao điêu đứng.

16/09/2015
Phát triển cây ném và xây dựng thương hiệu Ném củ vùng cát Hải Lăng Phát triển cây ném và xây dựng thương hiệu Ném củ vùng cát Hải Lăng

Những năm qua, cây ném là loại cây trồng truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên, ban đầu cây ném được trồng với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp.

16/09/2015
Trồng gừng cao sản dưới tán vườn Trồng gừng cao sản dưới tán vườn

Theo ông Huỳnh Văn Thúc - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Khánh Trung (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), xã vừa ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Gia Hưng Long (tỉnh Đồng Nai) thực hiện mô hình trồng gừng cao sản dưới tán vườn.

16/09/2015
Trồng lúa theo biến đổi khí hậu Trồng lúa theo biến đổi khí hậu

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau đầu tư tại xã An Xuyên mô hình “3 giảm, 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

16/09/2015