Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.
Anh Còn đã trồng nhiều loại cây ăn quả trên mảnh vườn của mình, như quít đường, nhãn… Loại cây nào anh trồng sản lượng cũng cao. Chính vì vậy nên ở nơi xa xôi cồn bãi giữa dòng sông Tiền này mà anh đã nuôi hai người con thành tài (một là giáo viên và một là kỹ sư).
Anh Nguyễn Văn Kim Còn ở Cồn Tàu (xã Tam Hiệp - Bình Đại - Bến Tre) đã mạnh dạn mang giống thanh long ruột đỏ từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam về quê trồng hai năm nay,
Lợi nhuận thu được khá cao.
Lâu nay, nhiều nông dân cứ lầm tưởng thanh long chỉ thích hợp với vùng đất cát, như Bình Thuận, Long An… Thật ra, thanh long ruột trắng hay thanh long ruột đỏ đều thích nghi với thổ nhưỡng ở Cồn Tàu. Năm rồi, ngày thường giá thanh long 20.000 đồng/kg nhưng khi Tết đến tăng lên 45.000 đồng/kg. Nghe thanh long ruột đỏ “lên ngôi”, nhiều nông dân đã tìm đến anh để mua giống. Vậy là anh có thêm thu nhập từ nguồn thu này. Năm vừa rồi, anh Còn bán được 6.000 hom giống chiết ra từ 2,5 công đất, với giá 10.000 đồng/hom. Thấy hiệu quả kinh tế từ hình thức kinh doanh này khá, anh Còn mạnh dạn trồng tiếp 2,5 công. Và hiện nay anh đang xuống giống thêm một mẫu, ở xã Phú Long (Bình Đại), đồng thờiụ sang xã Tân Mỹ (Ba Tri) mua thêm 2 công đất chuẩn bị trồng loại cây “hái ra vàng” này. Ngoài ra, anh còn tận dụng nuôi rắn, nuôi ba ba, tăng thêm nguồn thu nhập.
Với giá cả như hiện nay, một công đất trồng thanh long người dân thu về 30 triệu đồng. Ấy là chưa cộng tiền bán hom giống. Thanh long mùa thu hoạch được 6 tháng. Nếu nhà vườn áp dụng biện pháp kích thích, sẽ thu hoạch suốt năm. Có hai cách kích thích để thanh long ra hoa. Một là chong bóng đèn điện và chấm thuốc vào nụ hoa mà nông dân thường gọi là mắc gai. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có anh Còn và anh Hà Văn Nghiệm (cũng ở Cồn Tàu) là rất thành công với loại thanh long ruột đỏ giống H14 này. Anh Nghiệm nuôi con ăn học đến thạc sĩ, cử nhân và giảng viên đại học, cũng từ làm nông nghiệp. Chính anh Còn và anh Nghiệm “dắt tay nhau” làm giàu là nhờ luôn luôn học tập, tiếp thu khoa học nông nghiệp, cần mẫn, và nắm bắt kịp thời giá cả thị trường.
Theo anh Lê Quốc Dũng - cán bộ khuyến nông xã, xã đang vận động để nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ.
Related news

Hiện nay, nhà nông vùng Bảy Núi (An Giang) đang chuyển sang trồng cây gấc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với số lượng và diện tích gia tăng nhanh.

Trong số các giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp, đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Dẫn chúng tôi vào vườn điều hơn 3ha, anh Điểu Ràng ngụ thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng (Bình Phước), chỉ những hàng cây lá nhíp thẳng tắp và nói: “Tháng này tôi bán được 60kg lá nhíp, thu gần 3 triệu đồng, có tiền mua gạo và phân bón cho vườn điều đấy”.

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, hàng ngày ông Lý Văn Tiệp (70 tuổi) ở xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) vẫn mải mê chăm sóc từng con lợn, con gà, rừng cây... Để có thu nhập hơn 10 tỷ đồng/năm như hiện nay, ông Tiệp đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu...