Người Trồng Nấm Bất An
Sản phẩm nấm không rõ nguồn gốc bị tẩy chay đã đành, ngay đến các mặt hàng nấm sạch cũng bị vạ lây...
Thời gian gần đây, thị trường nấm trên địa bàn tỉnh Nghệ An gần như "án binh bất động", hệ quả đến từ những thông tin nhạy cảm được đăng tải thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Méo mặt vì nấm
Sau 3 năm triển khai mô hình, đến nay trên địa bàn huyện Yên Thành đã có tổng cộng 22 xã tham gia với 74 hộ sản xuất nấm thường xuyên. Cây nấm từng bước giúp bà con nông dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Được biết, ở địa phương có nhiều hộ đang rục rịch đầu tư, mở rộng SX nấm, nhưng trước áp lực thị trường khó khăn buộc họ phải dừng lại. Xem ra mục tiêu sản xuất 600 tấn nấm tươi năm 2014 của huyện Yên Thành rất khó thành hiện thực.
heo số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện, sản lượng và giá trị của cây nấm tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2011, toàn huyện chỉ sản xuất được hơn 80.000 kg nấm các loại, thu nhập dừng lại ở mức 1,6 tỷ đồng. Thế nhưng đến hết năm 2013, sản lượng đã tăng lên 327.000 kg (gấp hơn 4 lần), giá trị ước đạt trên 7,3 tỷ đồng.
Để hướng đến thành công lâu dài, UBND huyện Yên Thành quyết định triển khai mô hình theo hướng quy mô, đồng bộ hơn, đòi hỏi tính liên kết cao, tạo ra lượng nấm hàng hoá ổn định, từng bước nâng tầm thương hiệu nấm của địa phương.
Cụ thể, năm 2014 sẽ phấn đấu có 100 hộ tham gia mô hình HTX sản xuất, tiêu thụ trên 600 tấn nấm tươi các loại. Những tháng đầu năm 2914, việc SX và tiêu thụ nấm khá suôn sẻ, sản phẩm đắt hàng nên ai nấy đều phấn khởi. Tuy nhiên, gần đây thụ trường đột ngột chững lại, khiến doanh thu của các hộ trồng nấm bị giảm sút nặng nề.
Ông Nguyễn Thọ Hạnh, Chủ nhiệm HTX Sản xuất nấm huyện Yên Thành cho biết: “Chưa bao giờ sức tiêu thụ nấm trên địa bàn lại ảm đạm như lúc này. Trước đây tại điểm thu mua của HTX, mỗi ngày xuất khoảng 3 tạ nấm tươi là chuyện bình thường. Nhưng, kể từ khi trên các trang mạng xã hội, báo đài xuất hiện những thông tin "nhạy cảm" về nấm thì thị trường gần như đóng băng”...
Chưa tìm được lối ra
“Tâm lý của các hộ dân hiện đang rất hoang mang, lo lắng, sản phẩm ứ đọng ngày nào là thiệt hại ngày đó, muốn phơi khô để bảo quản lâu dài cũng không dễ dàng, do thời tiết quá ẩm ướt.
Để hạn chế tối đa thiệt hại, huyện quyết định triển khai thu mua sản phẩm cho bà con rồi nhập vào các siêu thị, tìm các địa bàn có sức tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó sẽ tiến hành sản xuất bao bì, có gắn nhãn mác đầy đủ để khẳng định chất lượng nấm sạch”, ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Yên Thành nhấn mạnh.
Song có một thực tế là, quy mô sản xuất nấm trên địa bàn huyện Yên Thành ngày một lớn, những lúc cao điểm có thể lên mức 1 tấn/ngày, chi phí phải bỏ ra không hề nhỏ. Câu hỏi đặt ra là huyện bao tiêu sản phẩm cho bà con được bao lâu? HTX thu gom rồi đưa nấm đi tiêu thụ, trong khi các nơi khác cũng gặp phải tình trạng tương tự?
Thị trường đóng băng, thời tiết bất lợi nên nhiều hộ trồng nấm ở xã Lý Thành, Yên Thành đang giảm dần khối lượng sản xuất, mặt hàng duy nhất ở thời điểm này chỉ là nấm sò. Lý giải về vấn đề này, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Thành, đồng thời là một trong những hộ kinh doanh nấm có tiếng trên địa bàn than vãn: “Ngày bình thường tiêu thụ 2 tạ nấm tươi không khó (khoảng 4 triệu đồng), nhưng giờ chỉ bán được tối đa 30kg, ế ẩm lắm chú ạ! Vài ngày gần đây tín hiệu có khả quan hơn nhưng chưa nói lên điều gì, trước mắt tôi vẫn làm cầm chừng xem thế nào đã".
Có thể bạn quan tâm
Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.
Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.
Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .
Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.