Người Trồng Bắp Được Bồi Thường Thiệt Hại
Chính quyền địa phương, các hộ trồng bắp ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam vừa thống nhất mức bồi thường thiệt hại cho 10 hộ sử dụng giống bắp 30T60 để trồng vụ hè-thu 2013 bị thiệt hại.
Theo đó, các hộ bị thiệt hại do trồng giống bắp 30T60 của công ty chỉ đề nghị mức bồi thường là 5 triệu đồng/hécta. Đầu tháng 9 tới, Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam sẽ tiến hành chi bồi thường cho người trồng bắp. Trước đó, theo phản ánh của người trồng bắp tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh (Đồng Nai) cơ quan chức năng thẩm tra xác định, toàn tỉnh có gần 800ha bắp hạt lép, hạt ít và không hạt.
Mức độ thiệt hại tại các ruộng bắp này từ 30-60%. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta. Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích bắp mà nông dân trồng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta, qua kiểm tra cũng bị thiệt hại đến hàng trăm ha.
Công ty TNHH Syngenta đã nhận trách nhiệm, sau khi cùng với ngành chức năng 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra. Người trồng bắp được công ty bồi thường 13 triệu đồng/ha bị thiệt hại do trồng giống bắp NK 67 của công ty.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.
Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.
Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII hôm qua 20.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015;
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn báo Bưu điện Jakarta ngày 22/10 cho biết, Tổng thống Joko Widodo cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để đảm bảo lượng gạo cung cấp cho thị trường trong nước và duy trì giá gạo ổn định.