Người Trồng Bắp Được Bồi Thường Thiệt Hại

Chính quyền địa phương, các hộ trồng bắp ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam vừa thống nhất mức bồi thường thiệt hại cho 10 hộ sử dụng giống bắp 30T60 để trồng vụ hè-thu 2013 bị thiệt hại.
Theo đó, các hộ bị thiệt hại do trồng giống bắp 30T60 của công ty chỉ đề nghị mức bồi thường là 5 triệu đồng/hécta. Đầu tháng 9 tới, Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam sẽ tiến hành chi bồi thường cho người trồng bắp. Trước đó, theo phản ánh của người trồng bắp tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh (Đồng Nai) cơ quan chức năng thẩm tra xác định, toàn tỉnh có gần 800ha bắp hạt lép, hạt ít và không hạt.
Mức độ thiệt hại tại các ruộng bắp này từ 30-60%. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta. Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích bắp mà nông dân trồng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta, qua kiểm tra cũng bị thiệt hại đến hàng trăm ha.
Công ty TNHH Syngenta đã nhận trách nhiệm, sau khi cùng với ngành chức năng 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra. Người trồng bắp được công ty bồi thường 13 triệu đồng/ha bị thiệt hại do trồng giống bắp NK 67 của công ty.
Related news

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở ngành và địa phương thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020.

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.