Người Tiên Phong Xây Dựng Trang Trại Theo Tiêu Chuẩn CP Ở Thanh Hóa
Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.
Không đành lòng nhìn hàng chục ha đất của gia đình ngày một hoang hóa, đầu năm 2012, anh Huy bắt tay vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung, với diện tích 10.649 m2, quy mô sản xuất 1.200 con lợn thịt. Theo dự tính của anh Huy, tổng số vốn đầu tư cho đến khi trang trại hoàn thành khoảng 2,5 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ đối với gia đình anh. Trước những khó khăn về vốn, anh đã vận động anh em trong dòng họ hỗ trợ, vay ngân hàng xây dựng chuồng nuôi thứ nhất, với quy mô 600 con lợn ngoại. Anh cũng đã ký hợp đồng chăn nuôi lợn với Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam - Thái Lan - Chi nhánh tại Hà Nội và được công ty đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm.
Mồ hôi, công sức và ý chí đã cho “quả ngọt”. Tháng 9 năm 2012, anh Huy bắt tay nuôi lứa lợn ngoại đầu tiên, qua một thời gian nuôi, đàn lợn khỏe mạnh, lớn nhanh, không bị dịch bệnh. Anh cho biết: “Lứa lợn đầu tiên này sẽ được xuất chuồng trong nay mai, ước tính cho thu nhập hơn 400 triệu đồng”. Mặc dù việc thiết kế trang trại đã bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định của Tập đoàn CP (Thái Lan), song vấn đề vệ sinh môi trường, cách xử lý chất thải sao cho không ảnh hưởng đến nhân dân trong vùng lại được đặt ra. Ngay sau khi đàn lợn nhập chuồng, anh Huy đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh; đồng thời vào huyện Tĩnh Gia mua men vi sinh xử lý phân để tránh ô nhiễm môi trường.
Từ những kết quả đã đạt được, anh Huy tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng nuôi thứ hai, cũng với quy mô 600 con lợn ngoại, đến nay đã hoàn thành và đưa lợn vào nuôi. Ngoài ra, để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh đất đai sẵn có, anh đã vận động bà con trong thôn đổi hơn 2 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả liền kề với khu trang trại nhằm thuận lợi cho việc sản xuất, chăn nuôi. Với diện tích trên anh chia làm 2 phần, một phần xây dựng mô hình cá, lúa, phần còn lại trồng rau màu. Ngoài ra, anh còn xây dựng 2 mô hình sản xuất cây cỏ ngọt xuất khẩu, hiện nay các mô hình cỏ ngọt sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, phù hợp với đất đai của địa phương.
Bên cạnh những nỗ lực, vươn lên làm giàu cho gia đình, hiện trang trại của anh Trịnh Quốc Huy còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động, với mức thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012, anh Huy đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Có thể bạn quan tâm
Nằm phơi mình trên bãi cát dài của làng chài Mân Thái (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) là hàng trăm thuyền thúng của rất nhiều hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt gần bờ.
Tại buổi làm việc với ngành nông nghiệp ngày 30-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ lậu, bơm nước vào heo, bò. Ngoài ra, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện các cánh đồng lớn trên lúa, mía, bắp, điều... và đẩy cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh. Ngành cũng cần làm cầu nối để liên kết doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra thuận lợi cho nông sản, thực phẩm.
Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.