Người nuôi tôm thẻ chân trắng lao đao

Tại tỉnh Krishna, diện tích ao nuôi tôm chân trắng đã giảm khoảng 12.000 mẫu trong năm nay. Theo tờ The Hindu, chỉ riêng vùng ven biển từ Visakhapatnam đến Nellore, đã có tới 300 – 400 trại ương giống bất hợp pháp hoạt động.
Theo nhà khoa học J. Shyam Dayal của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Chennai, tỷ lệ mắc bệnh đốm trắng đã trở nên khó kiểm soát trong nhóm tôm giống được nuôi trong ao, không phải trong các trại giống.Trong khi đó, người nuôi tôm cho rằng Cơ quan Nuôi trồng thủy sản ven biển đã không làm gì để kiểm tra các trại giống bất hợp pháp khiến tỷ lệ sống của tôm giống không được đảm bảo.
Mặt khác, cơ quan xúc tiến xuất khẩu thủy sản (MPEDA) cũng góp phần giúp giá tôm chân trắng Hawaii tăng cao thay vì các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ như tôm chân trắng hay cá chẽm. Điều này khiến cho các trại giống tại Hawaii có được thị trường lớn hơn và đảm bảo hơn, song ngược lại cũng khiến người nuôi tôm ở Andhra bị tổn thất nặng nề.
Cá chẽm, loài cá nước lợ có thể là lựa chọn thay thế cho tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên không dễ để phát triển loài này ở Andhra.
Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...

Sản phẩm nông nghiệp cho thị trường thời WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai khâu kỹ thuật/công nghệ và quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, Nhà nước không làm thay nông dân mà cần hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Thọ (Đông Triều - Quảng Ninh), chúng tôi đến thôn Yên Lãng 1 để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường. Chị Hường cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo…

Bến Tre là địa bàn có diện tích trồng cacao lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền do tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của cây cacao.