Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm

Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm
Ngày đăng: 27/08/2015

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và đông đảo chủ các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo đã cung cấp cho người chăn nuôi các thông tin liên quan đến: sản xuất an toàn từ trang trại đến bàn ăn; chất cấm tạo nạc beta - agonist, mối đe dọa an toàn thực phẩm; thực hành nuôi dưỡng an toàn để sản xuất thịt chất lượng cao; những giải pháp nuôi heo an toàn nhiều nạc mà không sử dụng chất cấm; quản lý chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi tại Đồng Nai…

PGS.TS Lã Văn Kính, Giám đốc Viện Chăn nuôi Nam bộ, cho biết để chăn nuôi heo tỷ lệ nạc cao không cần sử dụng chất cấm cần sự ứng dụng đồng bộ hàng loạt giải pháp về giống, thức ăn, sinh sản, phòng trị bệnh… Trong đó, người chăn nuôi có thể chọn một số chất bổ sung có tác dụng tăng tỷ lệ nạc cho heo được cho phép sử dụng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 17/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%. Nạn sử dụng chất cấm trong nuôi heo đã và đang làm thiệt hại rất lớn cho cả ngành chăn nuôi. Đồng Nai sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này.

Dịp này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm và cộng đồng người chăn nuôi sẽ cùng chung tay giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tạm ngừng nhập lúa mì từ Ucraina vì mọt thóc Tạm ngừng nhập lúa mì từ Ucraina vì mọt thóc

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

13/11/2015
Gạo và thủy sản Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội từ TPP Gạo và thủy sản Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội từ TPP

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

13/11/2015
Đề xuất tiêu hủy đàn heo dùng chất cấm Đề xuất tiêu hủy đàn heo dùng chất cấm

Không chỉ thương lái, nhân viên tiếp thị của một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng bán thêm chất cấm cho người chăn nuôi để kiếm lời bất chính.

13/11/2015
Xuất khẩu tôm sang Mỹ nhiều triển vọng lạc quan Xuất khẩu tôm sang Mỹ nhiều triển vọng lạc quan

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho thấy tiêu thụ tôm trên đầu người ở nước này đang tăng.

13/11/2015
Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản sẽ có đột phá vào 2016 Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản sẽ có đột phá vào 2016

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm nay do thị trường Nhật Bản vừa mới mở cửa cho mặt hàng xoài Cát Chu của Việt Nam nên số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng sang năm tới dự kiến sẽ có đột phá về xuất khẩu mặt hàng này.

13/11/2015