Người Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Vì Bí Đầu Ra
Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.
Chỉ nghe rớt giá, nhưng vẫn không thấy người mua
Tính đến thời điểm này dù số cá chẽm nuôi qua thời gian xuất bán gần 2 tháng và đã hàng trăm lần gọi điện đi dò hỏi khắp nơi, thế nhưng mọi người chỉ nhận được câu trả lời từ thương lái là “chờ”.
Vừa rồi có nghe mọi người nói giá cá hiện chỉ còn khoảng trên 45.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng nhiều hộ cũng quyết định bán cho rồi vì tiền thức ăn tốn kém quá. Vậy mà gần cả tháng qua có thấy ai đến hỏi mua đâu, anh Nguyễn Hồng Thành (40 tuổi), giọng rầu rĩ.
Dù không biết đến bao giờ mới bán được và giá sẽ hạ xuống còn bao nhiêu, thế nhưng chỉ cần bỏ đói một vài hôm, cá chết thì coi như mất trắng. Vì vậy ngoài công thức đêm canh giữ, trả tiền điện, mua dầu chạy máy để sục khí, mỗi ngày các hộ nuôi cá chẽm ở đây phải chi từ 2-3 triệu đồng để mua thức ăn cho cá. Tình thế trên càng làm cho 100 hộ dân nuôi cá chẽm ở Tịnh Kỳ như "ngồi trên đống lửa".
Theo chính quyền xã Tịnh Kỳ cho biết thì, hơn 3 năm trước, sau một thời gian dài lận đận với con tôm vì dịch bệnh, qua tìm hiểu và nuôi thử thấy đạt kết quả, nhiều hộ dân ở địa phương chuyển sang nuôi cá chẽm.
Hai vụ nuôi sau đó (năm 2010-2011 và 2011-2012), thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ vật nuôi này khá cao nên vụ nuôi 2012-2013, nhiều hộ khác đã đầu tư để nuôi. So với con tôm, thì chi phí nuôi cá chẽm cũng không kém gì mấy. Tuy nhiên bù lại lợi nhuận cũng khá cao; đồng thời cá chẽm ít bị dịch bệnh hơn.
Bác Võ Hướng cho biết: Với 3 ao nuôi, với tổng diện tích khoảng 8.000m2 của gia đình, không tính công trông nom và chăm sóc, chỉ tiền mua con giống và thức ăn từ khi thả đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng (từ tháng 8 năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau) là khoảng gần 300 triệu đồng. Khi đó trọng lượng cá sẽ đạt bình quân khoảng 1kg/con. Nếu với giá mua năm trước từ 85.000-100.000 đồng/kg, thì lãi từ 150-200 triệu đồng. Còn nếu như giá hiện nay thì lỗ gần 100 triệu đồng.
Rủi ro chồng chất
Cũng chính vì lợi nhuận khá hấp dẫn mà năm nay nhiều người quyết định đầu tư nuôi lớn, dù trước đó chưa nuôi bao giờ, để rồi lâm vào nguy cơ nợ nần. Ngoài nỗi lo không biết bao giờ mới bán được cá, một nỗi ám ảnh khác đang đè nặng lên vai người nuôi cá chẽm Tịnh Kỳ đó là mất điện.
Bác Lê Nông, cho biết: Để đầu tư kéo điện về đến hồ chạy máy sục khí cho cá, mỗi hộ phải tiêu tốn từ 40-70 triệu đồng. Tuy nhiên hơn 1 tháng qua không hiểu sao điện chập chờn và quá yếu nên quạt chạy không nổi làm gần 30 mô tơ của người nuôi, với trị giá 2-3 triệu đồng/cái bị cháy. Nhiều hộ cá nuôi bị thiếu oxy chết nổi đầy hồ, phải vớt bán chỉ 2.000-15.000 đồng/kg. Vì vậy nhiều người đành phải bỏ tiền mua máy phát điện về để phòng hờ.
Ông Võ Minh Vương- Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Vụ năm nay toàn xã có 100 hộ nuôi, tăng gần 40 hộ so với vụ trước, với tổng diện tích ước khoảng 30ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 4.000 tấn. Theo đó người ít nhất diện tích nuôi khoảng 1.000m2, nhiều nhất lên đến 20.000m2. Hiện đến thời điểm này dù quá thời gian thu hoạch gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có hộ nào bán được cá vì không có ai mua.
Cùng với gửi văn bản cho huyện và tỉnh, xã cũng đã đánh tiếng nhờ số thương lái thu mua hải sản ở địa phương tìm nơi tiêu thụ giúp. Thế nhưng hiện vẫn chưa thấy họ trả lời gì.
Có thể bạn quan tâm
“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.
Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.
Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.
Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.