Người mù vươn lên làm kinh tế

Đã 36 năm, ông Huỳnh Tấn Hòa (56 tuổi) ở xóm 4 thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) phải sống trong bóng tối. Trong thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, do bị sốt xuất huyết nặng nên đôi mắt của ông đã vĩnh viễn không thấy ánh sáng.
Nhưng với ý chí của một người lính, ông tự động viên mình không được bỏ cuộc.
Sau khi về quê rồi cưới vợ, có con, cuộc sống bắt đầu khó khăn khiến hai vợ chồng phải đi tha hương làm ăn ở tận Ninh Thuận, nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được.
Về quê, ông cùng vợ làm nhà ở và làm 6 sào ruộng.
Mọi việc đồng áng lúc đầu đối với ông rất khó khăn, nhưng sau đó mọi thứ trở nên đơn giản hơn. "Bà ấy chở tôi đến ruộng là tôi có thể làm cỏ bờ, phun thuốc, cấy lúa… đều được. Không ai nghĩ tôi bị hỏng mắt cả", ông Hòa chia sẻ.
Tuy bị khiếm thị nhưng mọi việc trong gia đình và đồng áng ông Hòa đều tự tay làm.
Vợ chồng ông có 3 người con, 2 người đã lập gia đình, còn người con trai út vẫn sống chung với vợ chồng ông.
Ông Hòa nhận thấy, nếu trông chờ vào 6 sào lúa và vài con heo thì không thể nuôi con ăn học và sau này cũng không có nguồn vốn mở tiệm sửa xe cho con (lúc này người con trai út đang học nghề sửa xe máy-PV).
Thời gian đó, Hội Người mù tỉnh tiến hành cho các hội viên vay vốn làm kinh tế, nên ông đăng ký vay và mua bò, mở rộng chăn nuôi.
Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng ổn định.
Cũng nhờ nguồn vốn của Hội Người mù tỉnh, gia đình ông Nguyễn Huynh (62 tuổi) ở đội 4 thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) mạnh dạn mua thêm hai con bò về nuôi.
"Ngày trước, nhiều khi muốn mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, nhưng không biết vay mượn ở đâu. 5 năm nay, gia đình được Hội Người mù tỉnh cho vay vốn làm ăn, nên kinh tế gia đình được cải thiện, bò từ 1 con giờ có 4 con", ông Huynh phấn khởi, kể.
Cũng giống như ông Hòa, ông Huynh tuy bị khiếm thị nhưng bằng ý chí và nghị lực các ông đã vươn lên sống có ích cho gia đình và xã hội.
Nhờ ý chí vươn lên trong cuộc sống, cùng với sự hỗ trợ của Hội Người mù tỉnh, nhiều người khiếm thị ở tỉnh ta đã chủ động tìm hướng đi cho mình và có cuộc sống ổn định.
Ông Huỳnh Sương - Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết
: "Nguồn vốn Hội quản lý cho vay là 990 triệu đồng. Đây là nguồn vốn từ Trung ương Hội hỗ trợ giúp đỡ hội viên giải quyết việc làm.
Qua 5 năm thực hiện, Hội đã giúp đỡ được nhiều hội viên phát triển kinh tế, ổn định được cuộc sống, có điều kiện chăm lo cho tương lai các con".
Có thể bạn quan tâm

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

Nhiều nhà vườn tại Đông Nam bộ đang khóc ròng vì chôm chôm bước vào vụ mùa chưa lâu nhưng giá đã giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) đã có sự sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỷ USD.

Tính đến ngày 18-6-2015, tổng lượng gạo được doanh nghiệp trong nước xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 791.000 tấn, trong đó lượng gạo tiểu ngạch bán sang thị trường này chỉ đạt 135.000 tấn, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).