Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới
Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.
Hỏi về cách làm giàu của ông Sinh thì được biết: Để có trang trại chăn nuôi đại gia súc với hàng trăm con bò như hôm nay, gia đình ông đã trải qua bao khó khăn vất vả. Ông Sinh kể lại, trước năm 1996 dân bản ở đây thường xuyên thiếu ăn, với tập quán sản xuất lúa nương quảng canh, cái nương ngày một xa nhà ở; lao động trong gia đình ông vất vả tối ngày ngoài nương, chăn nuôi gia súc mà cuộc sống vẫn khó khăn.
Trăn trở với tình trạng đói nghèo của dân bản và gia đình, ông nghĩ: A Pa Chải đất rộng, nhiều khe núi có thể tận dụng làm lúa nước sao người Hà Nhì cứ theo tập quán cũ, làm lúa nương trông chờ vào may rủi, làm thế nào để xóa đói giảm nghèo trên chính mảnh đất quê hương? Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phát động, ông đã về các xã ở trung tâm huyện để học hỏi cách làm và tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi bò sinh sản và cách phòng trừ dịch bệnh cho gia súc.
Từ đó, ông vận động gia đình khai hoang được 1,2ha ruộng lúa nước mỗi năm thu về 120 bao thóc. Thông qua Hội Nông dân xã, ông vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 20 triệu đồng để mua thêm bò về chăn nuôi. Để đàn bò phát triển tốt, ông thường xuyên tiêm phòng định kỳ, nắm bắt tình hình dịch bệnh, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi kết hợp cùng với cám ngô, gạo.
Nhờ vậy đàn bò của gia đình ông ngày càng phát triển. Từ năm 2005 đến nay, năm nào ông cũng bán ít nhất 10 con bò để lấy tiền đầu tư vào sản xuất và mua sắm thiết bị phục vụ cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, ông còn vận động bà con trong bản phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ cho vay con giống, hướng dẫn cách chăn nuôi, phòng dịch bệnh giúp 2 hộ thoát nghèo.
Nhờ thay đổi tập tục sản xuất lạc hậu bằng cách đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở rộng chăn nuôi gia đình ông Chang Váng Sinh đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Mường Nhé.
Có thể bạn quan tâm
Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.
Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.
Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.
Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao