Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Cá Khoai Và Ruốc

Liên tục từ 20/11 – 9/12, ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) liên tục trúng cá khoai và ruốc.
Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.
Hiện, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn có 240 tàu, thuyền, công suất trên 20 CV tham gia hoạt động đánh bắt gần bờ. Từ 20/11 đến nay, 2 xã đánh bắt được 127 tấn ruốc và cá khoai, trong đó xã Quảng Công đánh bắt được 85 tấn. Thuyền trúng nhất mỗi ngày thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng.
Việc liên tục trúng cá khoai và ruốc trong những ngày qua đã giúp ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn tăng thu nhập, ổn định cuộc song.
Nguồn bài viết: http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=40&newsid=2-18-51148
Có thể bạn quan tâm

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ, sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8 tới.

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.

Với 2 hồ nuôi được xây dựng có kích thước 5 x 4 x 0,8 m/hồ, ban đầu thả 300 kg lươn, tương đương với 6.000 con giống. Sau 5 tháng thả nuôi, thu hoạch được 1,4 tấn, bán với giá 135 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng.

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.