Ngư dân Phú Yên xúc động thấy tàu cá vỏ thép thứ 3 hạ thủy
Đây là tàu được đóng mới theo Nghị định 67/2014, thiết kế theo mẫu tàu cá vỏ thép khu vực miền Trung do Bộ NNPTNT ban hành. Tàu có tổng giá trị đầu tư gần 19,2 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Chi nhánh Phú Yên cho vay 95% và vốn đối ứng của gia đình.
Trước đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam đã hỗ trợ cho ông Chúng 300 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ.
Tàu có chiều cao mạn 3,15m, dài 25m, rộng 7,2m, lượng chiếm nước toàn tải 243,3 tấn; khoang chứa cá 119,5m3, khoang nước ngọt 27,6m3, khoang nhiên liệu 24,5m3; công suất máy chính 885CV, tốc độ chạy 12 hải lý/giờ. Khả năng đi biển trong điều kiện sóng cấp 7 - 8, liên tục hơn 30 ngày đêm, tầm hoạt động 1.500 hải lý. Với chuyên nghề lưới vây mạn, cùng 18 ngư dân, được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải hiện đại như máy dò ngang, dò đứng, máy đo dòng chảy, radar, định vị toàn cầu, bản đồ số…
Ông Chúng xúc động: “Gia đình đã chuẩn bị đầy đủ phí tổn để cùng bạn tàu ra khơi trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đang tính toán để đánh bắt hiệu quả nhất, nhằm hoàn vốn vay đúng tiến độ, đem lại lợi nhuận cao”.
Theo Sở NNPTNT Phú Yên, đến nay tỉnh đã có 7 tàu cá đóng mới hoàn thành theo Nghị định 67/2014, trong đó có 3 tàu vỏ thép.
Có thể bạn quan tâm
Từ khi liên kết với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGAP, anh Phan Doãn Huấn (34 tuổi) ở đơn vị 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu đã trở thành tỷ phú, với thu nhập bình quân 200 triệu đồng/tháng.
Ông Đỗ Đình Hòa, 54 tuổi, ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn, Bình Định) đã có nhiều sáng tạo, giải pháp hiệu quả giúp phát triển nghề trồng nấm của địa phương.
Bỏ nuôi bò, ông Nguyễn Bá Đào (50 tuổi, trú xã Canh Vinh, huyện miền núi Vân Canh, Bình Định) chuyển hẳn sang nuôi hươu, nai lấy nhung. Nhờ “bí kíp” riêng, ông Đào có thu nhập 100 triệu đồng/ năm từ mô hình chăn nuôi này.