Ngư dân Huế đổ xô bắt cá kình, thu chục triệu mỗi ngày
Chiều nay (10.5), đại diện UBND xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) cho biết, 4 ngày trở lại đây, tại cửa biển Thuận An xuất hiện lượng lớn cá kình con (còn được gọi là cá rò).
Trước hiện tượng này, người dân trên địa bàn xã đã đổ xô đi đánh bắt cá đem bán. Mỗi ngày, trung bình mỗi hộ dân đánh bắt được hàng tạ cá kình con còn sống.
Tất cả số cá này đều được các hộ nuôi cá kình trên vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thu mua để thả nuôi với giá cao. Nhờ vậy, những hộ dân đánh bắt được lượng lớn loài cá này đã kiếm được hàng chục triệu đồng/hộ, hộ ít cũng thu được 5-7 triệu đồng/hộ.
Ông Hoàng Phước- Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) cho biết, có không ít người dân thị trấn này đã “hốt bạc” nhờ hiện tượng cá kình con tràn vào cửa biển.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, hiện tượng cá kình con tràn vào khu vực cửa biển Thuận An là dấu hiệu tích cực về môi trường nước ở khu vực này. Cụ thể, theo ông Bình, hiện tượng trên cho thấy nước biển và nước đầm phá ở đây đạt chất lượng tốt, bởi loài cá trên thường chỉ bơi vào cửa biển khi môi trường nước không ô nhiễm.
Theo chính quyền các xã Hải Dương và thị trấn Thuận An, cùng với hiện tượng cá kình con tràn vào cửa biển Thuận An, khoảng 3 ngày trở lại đây tình trạng cá nuôi bằng lồng chết hàng loạt ở các địa phương này không còn diễn ra. Hiện, người dân các địa phương này đang theo dõi diễn biến môi trường nước để thả nuôi cá trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 3 giờ, ngày 5-5, hàng trăm người dân nuôi cá trên sông La Ngà thuộc hai xã: Phú Ngọc và La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) thấy cá nuôi bè bị nổi đầu và chết hàng loạt.
Với mong muốn được đổi đời, đầu năm 2015, ông Nguyễn Văn Lâm, quê ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu đến thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp. Vụ thả nuôi đầu tiên thành công, sau khi trừ chi phí ông Lâm còn lãi khoảng 300 triệu đồng. Thấy con đường làm giàu từ con tôm dễ dàng nên ông Lâm tiếp tục thuê đất, mở rộng diện tích nuôi.
Với lợi thế phát triển tôm càng xanh (TCX) nhưng gặp khó khăn về giống, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đưa giống TCX toàn đực vào nuôi thay thế và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.