Cá bè La Ngà lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
Nhận thấy hiện tượng bất thường, cả nhà anh Nguyễn Văn Mườn, ngụ ấp 1, xã La Ngà phải thức dậy, kéo bè bỏ chạy lên thượng nguồn, đồng thời dùng máy sục ô xy nhưng cá vẫn chết.
Anh Mườn cho biết, khoảng 3 giờ sáng, khi vừa thấy hiện tượng nước ở trên có màu vàng vàng và cá bật lên chết là anh đã kéo bè đi luôn, nhưng bè càng kéo cá càng chết. Giờ cá chết chỉ rao bán giá 13 ngàn/1kg mà không ai mua nữa. Cả 50 triệu đồng tiền giống mới mua giờ coi như trôi sông...
Một số hộ nuôi cá bè không còn đủ sức để vớt cá nên đành để cá nổi sình trên sông...
Theo những người dân nuôi cá bè nơi đây, thì đa số cá chết đợt này là cá diêu hồng, mỗi con có trọng lượng từ 6 đến 8 lạng, đang chuẩn bị xuất bán. Ngoài ra, cá chép, cá lăng cũng bị chết với số lượng lên đến trên 30 tấn cá, ước tính thiệt hại cho người dân hàng chục tỷ đồng.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường đến hiện trường lấy mẫu nước, mẫu cá để tìm nguyên nhân.
Đến 16 giờ 30 chiều 5-5, cá chết chỉ còn bán với giá 2 - 3 ngàn đồng/1kg, nhưng các thương lái vẫn không thể thu mua hết. Do không có người mua và lượng cá chết quá nhiều, các hộ nuôi cũng không còn sức để vớt cá nên đành để cá nổi sình trên sông, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn....
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, một số loại thủy - hải sản có giá bán cao và bán khá chạy tại các điểm chợ huyện, thị, thành phố trong tỉnh Hậu Giang như: Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A, thành phố Vị Thanh…
Hầu hết các doanh nghiệp đều cam kết thu mua hải sản của ngư dân đánh bắt tại các vùng biển an toàn với giá thị trường. Sáng 5-5, ông Huỳnh Văn Phương, Trưởng Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết như vậy. “Ngoài việc thị trường nội địa đã dần phục hồi thì việc doanh nghiệp cam kết thu mua hải sản đã góp phần giúp ngư dân yên tâm ra khơi bám biển”, ông Huỳnh Văn Phương chia sẻ.
Ngày 6.5, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ, môi trường bị ô nhiễm đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh.