Ngọt thanh trái lạ mang tên cứu người
Qua quan sát, hình dáng bên ngoài và trong trái triên khá giống trái dưa chuột (dưa leo). Tuy nhiên, trái triên nhỉnh hơn, bình quân chiều dài mỗi trái từ 10-20cm/trái, cá biệt có trái to bằng bắp tay người lớn. Vỏ của trái triên có màu xanh khi non, vàng lúc già. Triên thuộc họ dây leo, ra trái quanh năm.
Cũng giống như dưa chuột, trái triên dùng để ăn sống, hoặc thái mỏng trộn với rau. Dù được xem là đặc sản lạ, thế nhưng giá bán của trái triên khá rẻ, chỉ từ 1.000-3.000 đồng/trái. Bình quân mỗi buổi, một người hái triên có thu nhập khoảng 70.000-100.000 đồng. Nếu gặp khu vực triên mọc nhiều, hái đầy gùi, bán được trên 200.000 đồng/người/buổi.
Số trái triên tranh thủ hái được của người dân Tây Trà sau buổi lên rẫy.
Nói về cái tên đặc biệt trái "cứu người", già Hồ Văn Biu (64 tuổi, ở xã Trà Quân, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) giải thích: Rất ít người biết đến cái tên trái "cứu người", bởi vì nó gắn với một truyền thuyết mà hiện đã bị lãng quên từ lâu.
Theo lời già Biu, chuyện kể rằng có một đôi vợ chồng trẻ ở một buôn làng nọ chẳng may lạc vào rừng sâu. Sau nhiều ngày đói khát, người vợ kiệt sức. Trước lúc chết, người vợ khấn nguyện với "Giàng" (trời) hãy giúp cho người chồng có thức ăn, nước uống để tiếp tục sống mà tìm đường về nhà.
Nghe được lời thỉnh cầu đó, “Giàng" đã hóa người vợ trẻ thành trái triên, nhờ đó mà người chồng đủ sức và tìm đường về nhà.
Để tưởng nhớ người vợ trẻ đã hóa thân thành trái triên cứu chồng, người dân trong làng còn gọi nó là trái "cứu người".
Một thương lái đang mua triên của người dân khi vừa ra khỏi rừng.
Trái triên khi ăn thấy giòn rụm, vị ngọt nhẹ và thanh đọng lâu trên đầu lưỡi... Chính sự ngon lạ đó đã đưa loại trái mọc hoang dại trên rừng này trở thành một loại đặc sản hàng đầu của đồng bào phía bắc Quảng Ngãi.
Related news
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.
Sau mùa quýt hồng, quýt đường bội thu, các nhà vườn cần vun phân, tưới nước cho vườn cây phục hồi, chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều rất cần thiết và có một loại không thể thiếu đó là phân hữu cơ.
Những ngày nghỉ lễ vừa qua, giá ớt liên tục giảm và hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Hữu Kỳ ngụ tại ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình trồng 2 công ớt cho biết, trước nghỉ lễ, anh bán cho thương lái giá 20.000 đồng/kg ớt tươi, nhưng vào những ngày nghỉ lễ, thương lái mua ớt chỉ còn 15.000 đồng/kg.
Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Công Thương có quyết định công nhận Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung đạt tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.
Tính đến hết quý I năm 2015, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể, thủy sản đông lạnh tăng 14,1%, gạo tăng 2,8%. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành công thương, sự tăng trưởng này chưa bền vững do nhiều nguyên nhân.