Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên
Tác giả: La Hai
Ngày đăng: 30/06/2017

Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi (bên phải) hướng dẫn hướng dẫn Chi cục BVTV Phú Yên lắp đặt bẫy gió

Phương pháp của ngành BVTV cũng như bà con nông dân lâu nay là tiến hành điều tra hàng tuần theo định kỳ tại ruộng để theo dõi xem có sự xuất hiện gây hại của rầy nâu hay các loại rầy khác trên cây trồng hay không. Với việc làm này không thể dự báo được khi nào rầy xuất hiện, hoặc là rầy xuất hiện nhiều hay ít.

Để khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã giúp Phú Yên đặt các bẫy gió bắt được rầy nâu bay qua. Dựa trên phân tích số liệu, có thể dự báo trong thời gian tới loại rầy nào sẽ gây hại cây trồng nào để chủ động phòng trừ. Đó là tính hiệu quả của bẫy gió so với cách điều tra thông thường.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi và TS Mizuki Matsukawa thuộc JIRCAS vừa có chuyến đi đến Phú Yên lắp đặt bẫy gió thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam”. TS Nakamura Satoshi cho biết, với độ cao 10m, bẫy gió sẽ bắt được rầy di cư từ xa đến để xác định sự biến động quần thể và khả năng di cư của rầu nâu qua địa bàn Phú Yên.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi đến Phú Yên lần này là muốn xây dựng các bẫy gió. Việc đặt các bẫy nhằm xác định các loại rầy, đặc biệt là rầy nâu di cư. Khi bắt được rầy nâu chúng tôi sẽ phân loại ra rầy nâu hay rầy lưng trắng. Thông qua đó chúng tôi nghiên cứu hướng gió tác động đến sự biến đổi quần thể cũng như sự di cư của rầy nâu ra sao?".

"Việc đặt bẫy gió là để nghiên cứu khoa học, vậy nghiên cứu này có chuyển giao ứng dụng cho người dân không, thưa tiến sĩ?", chúng tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời dứt khoát: "Đó là điều hiển nhiên. Mục tiêu của bẫy gió, đầu tiên là phục vụ nghiên cứu. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học phân tích đánh giá kết quả rồi chuyển giao ứng dụng cho người dân vào thực tế SX. Qua thực tế mới khẳng định tính hiệu quả".

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài, JIRCAS đã lắp đặt 4 bẫy gió tại các tỉnh Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên- Huế, Nam Định. Thời gian tới, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu chung từ dữ liệu lắp đặt bẫy gió tại 4 tỉnh trên để có kết luận chính xác về sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm chống nắng, chống mưa cho dưa Kinh nghiệm chống nắng, chống mưa cho dưa

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng dưa che phủ lưới ni lông đen và ni lông trắng của bà Nguyễn Thị Phượng, hiệu quả của che phủ lưới ni lông đen rõ rệt,

30/06/2017
Rau, hoa, cây cảnh nhà kính giúp Hà Lan đạt con số XK kỷ lục - 94 tỷ euro Rau, hoa, cây cảnh nhà kính giúp Hà Lan đạt con số XK kỷ lục - 94 tỷ euro

Hà Lan có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm hơn 109.000ha đất trồng hoa, quả, làm vườn; 12.200ha (5,7%) trồng hoa, rau và cây cảnh trong nhà kính

30/06/2017
Nghệ An: Bùng phát sâu bệnh hại cây trồng Nghệ An: Bùng phát sâu bệnh hại cây trồng

Thời điểm này cây trồng vụ hè thu tại Nghệ An trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, phát triển nhưng đã xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại

30/06/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.