Nghiên cứu các giống lúa năng suất
Để đáp ứng nhu cầu 'ăn khoẻ' trong tương lai, không còn cách nào khác phải tích cực nghiên cứu các nhóm giống lúa thảo dược, phục hồi (phục tráng) nhóm giống lúa bản địa.
Lúa thảo dược ĐT128 trên đồng đất Quảng Ninh
Nhóm giống lúa thảo dược có các hàm lượng các chất vi lượng, đặc biệt là nhóm Omega rất cao. Hiện Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang nghiên cứu 10 giống lúa thảo dược, tiêu biểu là giống ĐT 128 gạo màu đỏ (gạo dương), ĐT 135 gạo màu đen (gạo âm).
Theo kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), hàm lượng vitamin B1 giống lúa thảo dược ĐT 128: 78,5mg/100g, cao gấp 88,28 lần; hàm lượng omega: 9,39mg/100g, cao gấp 17,1 lần lúa gạo thông thường (Khang dân 18). Vì thế sử dụng các sản phẩm chế biến từ gạo lúa thảo dược (gạo lức, cốm Hồng Hương Yên Tử, sữa gạo, trà gạo) phòng được bệnh tiểu đường, béo phì, rất có lợi cho các bệnh về tim mạch, chống ung thư, chống lão hoá và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Omega 3 là tiền thân của DHA, giúp trẻ nhỏ phát triển trí thông minh, phụ nữ da mềm mại tươi trẻ. Khi sử dụng người thể trạng âm ăn gạo dương (gạo đỏ), người thể trạng dương ăn gạo âm (gạo đen). Khi môi trường sống có nhiều thay đổi bất lợi, thể trạng con người ngày càng mất cân bằng âm dương, vì thế sử dụng các giống lúa thảo dược rất có lợi cho sức khoẻ.
Nhóm giống lúa bản địa là những giống đã tồn tại lâu đời, khoảng trên 60 năm, thậm chí Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh vừa sưu tầm được giống lúa đã tồn tại trên 100 năm.
Theo quan điểm đông y, sử dụng các giống lúa bản địa rất có lợi cho sức khoẻ, các giống lúa bản địa còn là nguồn gen quý (chống chịu sâu bệnh, thời tiết bất thuận) để lai tạo các giống cây trồng mới. Tuy nhiên do các giống lúa bản địa thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, suốt mấy chục năm đói cần ăn no đã không được quan tâm, nên nhiều giống lúa bản địa đã bị thất truyền. Tỉnh Quảng Ninh chỉ còn hai giống lúa bản địa vẫn được gieo cấy nhiều là Bao thai ở các huyện miền Đông, nếp cái hoa vàng chủ yếu ở thị xã Đông Triều.
Do tồn tại lâu, các giống lúa bản địa đã bị thoái hoá, năng suất thấp, chất lượng giảm. Cty CP giống cây trồng Quảng Ninh đã phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã Đông triều phục tráng thành công giống lúa nếp cái hoa vàng. Giống phục tráng cho năng suất tăng 10 - 15%, chất lượng gạo đẹp, cơm dẻo và thơm. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm" (chương trình OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã làm sống lại, làm tăng giá trị nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, trong đó nổi bật là sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều. Từ chỗ không có thương hiệu, giờ đây thương hiệu gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều (sản phẩm OCOP của tỉnh) được nhiều người ưa dùng. Điều quan trọng là hàng nghìn nông dân trồng lúa nếp cái hoa vàng ở Đông Triều, với diện tích gần 800ha có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần sản xuất lúa gạo thông thường.
Một số đặc sản gạo nếp và cốm mang thương hiệu Quảng Ninh
Giống lúa Bao thai tỉnh Quảng Ninh còn gieo cấy 20% diện tích, nhiều huyện miền Đông gieo cấy 40 - 50% diện tích. Giống lúa Bao thai có nhiều lý do để tồn tại, trước hết nó thích ứng với các điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của các huyện miền Đông. Trong điều kiện biến đổi khí hậu bất thuận hiện nay, các giống lúa như giống Bao thai, chống chịu được với các điều kiện bất thuận của sản xuất lại là cứu cánh.
Hơn nữa theo quan điểm đông y (giống lâu đời tốt hơn giống mới lai tạo, giống dài ngày tốt hơn giống ngắn ngày, giống hạt tròn dương hơn giống hạt dài, giống được gieo trồng ở nơi đất có nhiều vi lượng, biên độ nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch càng tốt).
Căn cứ vào những vấn đề nêu trên, Bao thai là một giống lúa bản địa rất quý, cần được xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị. Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang triển khai thực hiện đề tài “Phục tráng giống lúa Bao thai” cho các huyện miền Đông giai đoạn 2017 - 2019.
Giống lúa bản địa nếp cái hoa vàng đã phục tráng thành công năm 2013, giống Bao thai cũng sẽ chắc chắn thành công vào năm 2019, giống lúa thảo dược ĐT 128 dự kiến báo cáo công nhận sản xuất thử năm 2017. Đây là những thành công quan trọng, trong công tác nghiên cứu các giống lúa đáp ứng nhu cầu ăn khoẻ.
Có thể bạn quan tâm
Ngành nông nghiệp cảnh báo nông dân các tỉnh dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu cần theo dõi sát khuyến cáo của cơ quan chức năng khi mở rộng diện tích lúa thu
Lý do cho sự thành công trong việc phát triển nông thôn là gì? Đó chính là các phong trào Saemaul Undong - Phong trào làng mới (SU).
Với tổng đàn ổn định 200 con giống, 200 con thương phẩm, mỗi năm đều như "vắt chanh" ông chủ trang trại thỏ “8X” Phạm Văn Đức ở thôn Minh Tiến