Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc
Ngày nay, Hàn Quốc mạnh cả về đô thị và nông thôn. Dù ở đâu, hầu hết người dân cũng được hưởng một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Á. Lý do cho sự thành công trong việc phát triển nông thôn là gì? Đó chính là các phong trào Saemaul Undong - Phong trào làng mới (SU).
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ nước này cũng khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Mục tiêu chính là thay đổi tư duy - cải thiện quan hệ xã hội (cải thiện hoàn cảnh sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập) dựa trên quan hệ cộng đồng. Phát huy dân chủ và nội lực nhân dân với các phương châm như nhà nước cho vật tư, dân bỏ 5 - 10 công sức và tiền của; dần dần hỗ trợ nhà nước giảm, đóng góp của người dân tăng dần; dân quyết định công trình, thiết kế, chỉ đạo, nghiệm thu; với cách cải thiện cơ sở hạ tầng (mái nhà, hàng rào, điện thoại) đến cơ sở hạ tầng công cộng... Kết quả cơ sở hạ tầng (nhà ở), cơ sở hạ tầng công cộng hoàn thành làm thay đổi đời sống của người nông dân, Hàn Quốc hoàn thành căn bản vào năm 1977. Thành công chính của chương trình là phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thu hập nông dân tăng nhanh, nâng cao phúc lợi xã hội.
Tại Việt Nam, tỉnh Gyeongsanbuk đã từng thực hiện dự án thí điểm ở thôn Rừng Vần tại tỉnh Thái Nguyên vào năm 2007. Sau đó, từ năm 2014, Quỹ toàn cầu hóa Nông thôn Hàn Quốc đã thực hiện dự án mô hình Saemaul thí điểm ở 3 thôn: Xóm Tổ (tỉnh Thái Nguyên), Tân Lập 2 và Tân Mỹ (tỉnh Ninh Thuận). Các hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình cũng rất thành công như hoạt động vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường sống, cải thiện môi trường giáo dục, giáo dục vệ sinh bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm (nâng cao tính tự lập, nhận thức về các khái niệm kinh tế cơ bản, tầm quan trọng bảo vệ sức khỏe, nhặt rác, thu gom vật dụng tái chế, gom tiền tiết kiệm, ghi chép vào sổ ngân hàng trường học cho các em, gửi tại ngân hàng nông nghiệp, hay xây dựng giải thưởng vua tiết kiệm) cũng được đẩy mạnh nhằm thay đổi nhận thức của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Một màu vàng ruộm của lúa chín, những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau, báo hiệu một vụ được mùa đã tới...
Sử dụng biện pháp bón phân tiên tiến cho lúa bằng việc sử dụng đồng bộ phân đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển đem lại hiệu quả cao.
Ngành nông nghiệp cảnh báo nông dân các tỉnh dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu cần theo dõi sát khuyến cáo của cơ quan chức năng khi mở rộng diện tích lúa thu