Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa
Để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, ngăn chặn tình trạng nêu trên, bảo vệ và phát triển diện tích vườn dừa trong tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện: nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, nhân, chủ động phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện phải có trách nhiệm báo cáo và thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để phối hợp xử lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền cho người dân hiểu về tác hại của đuông dừa; việc nhân, phát tán đuông dừa là hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; nghiêm cấm việc nhân, nuôi đuông dừa với mọi hình thức và các trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 và Nghị định số 114 của Chính phủ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm đối với những đối tượng có hành vi nhân, nuôi, phát tán đuông dừa.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ và kiểm dịch động vật. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc nghiêm cấm mọi hình thức nhân, nuôi, phát tán. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Các ngành chức năng liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, cơ quan truyền thông vận động nhân dân có ý thức trong công tác ngăn chặn các hành vi nhân, nuôi, phát tán.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã rất thành thục trong việc phát triển cây ngô lai, và chính cây ngô lai đã mang lại hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Trên thị trường hiện có đến cả chục loại giống ngô, một số giống chất lượng không ổn định, tạo nên hàng trăm héc ta ngô không hạt, khiến người trồng lao đao.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2,5 tháng, ngắn hơn so với các loại cây trồng khác. Tính ra năng suất khoảng hơn 2 tấn/công. Chỉ cần bí có giá 4.000đ/kg là bà con đã có lãi gấp 2 – 3 lần so với trồng một số loại cây khác như đậu phộng, đậu xanh, ớt…Năm nay, giá bí ở mức 6.000 đến 8.000đ/kg”.
Dù còn gần 1 tháng nữa mùa vụ trồng dưa hấu tết mới bắt đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu về hạt giống đã lên đỉnh điểm, nhất là các loại hạt giống dưa hấu trồng để chưng tết.
Một câu chuyện thực tế đang xảy ra và cũng rất đáng phải suy nghĩ, khi trên cùng một vùng đất, một thời điểm và cùng một loại cây trồng, song lại có một số ít nông dân “sống khỏe, sống tốt” giữa bối cảnh cả vùng đang điêu đứng bởi vấn nạn được mùa mất giá.
Ngày 31/10 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu giống gà Sơn Tinh (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã chính thức khởi công dự án xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm do Tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc (TP.HCM) thiết kế, thi công.