Nghịch lý ngành thủy sản
Theo Bộ NN&PTNT, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên đó là hiện tượng không thường xuyên.
Việc này chỉ xảy ra trong một số thời điểm nhất định như hết vụ thu hoạch tôm, tôm nguyên liệu trong nước ít và giá cao hơn.
Điều này cũng có thể xảy ra tại thời điểm vụ tôm thu hoạch rộ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia… nên giá tôm nguyên liệu nhập khẩu rẻ.
Hiện tại số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam khoảng trên dưới 10 nghìn tấn/năm, trong khi sản lượng tôm Việt Nam hằng năm đã đạt xấp xỉ 650 - 700 ngàn tấn.
Giải thích về hiện tượng này, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, việc nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam đã có từ lâu.
Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao, chủ yếu nhập khẩu để gia công chế biến là do nhu cầu thủy hải sản trên thế giới tăng trở lại.
Thêm nữa, trong thời gian qua, nguồn lợi thủy hải sản từ biển của chúng ta đã ít dần, trong khi đó nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước lại tăng, đó cũng là nguyên nhân tạo ra sức ép cho việc nhập khẩu.
Với thế mạnh về biển cũng như các vùng chuyên canh, việc khắc phục nhập khẩu nguyên liệu tôm là một yêu cầu bức thiết được đưa ra.
Trước thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, để đảm bảo phát triển bền vững, ngành thủy sản nên tập trung đi theo hướng mới.
Trong đó đáng chú ý là: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.
Đa dạng hóa đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích, sản lượng nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh cụ thể của từng sản phẩm.
Phát triển nuôi thâm canh công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT định hướng phát triển mạnh những loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao để phát triển nuôi ở biển xa, ven hải đảo.
Thúc đẩy hợp tác công tư giữa nhà nước và tư nhân với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi tiên tiến và bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.
BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.
Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.
Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.