Nghĩ Từ Việc Nuôi Tôm Ở Trung Giang (Quảng Trị)
Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.
Để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, thiết nghĩ đã đến lúc người nuôi tôm và các địa phương, ngành chức năng cần có sự liên kết, phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn. Trong đó, người nông dân cần tránh nuôi tôm theo phong trào, tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của các địa phương, ngành chức năng về nuôi tôm thẻ chân trắng; chỉ tiến hành thâm canh khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật, nguồn giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sau một vài vụ thành công, đời sống của người nuôi tôm có những đổi thay rõ rệt. Ngoài việc xây dựng nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại đắt tiền, đầu tư cho con cái học hành, họ còn mạnh dạn đầu tư nâng cấp, mở rộng diện tích hồ nuôi tôm. Thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình kinh tế này, khá nhiều người dù kinh nghiệm chưa có, tiền bạc hạn hẹp cũng tìm cách vay mượn, liên kết đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Trung Giang những ngày ấy đi đâu cũng nghe xôn xao chuyện con tôm thẻ chân trắng, chuyện người này vừa trúng đậm vụ tôm mấy trăm triệu, người kia chuẩn bị đầu tư mở rộng diện tích hồ nuôi.
Thời kỳ con tôm thẻ chân trắng mang lại nguồn thu nhập cao cũng qua đi nhanh chóng. Hơn hai năm nay, mấy chục hộ nuôi tôm ở Trung Giang lao đao, đứng ngồi không yên bởi tôm chết hàng loạt do môi trường ô nhiễm trầm trọng, dịch bệnh xảy ra liên tục, nhiều hộ sau 2 - 3 vụ nuôi thất bại liên tiếp đã lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Bước vào vụ nuôi đầu năm 2013, cả một vùng nuôi tôm rộng lớn vắng bóng người bởi gần 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với trên 60 lao động đã quyết định dừng việc canh tác do “hụt hơi” và không dám mạo hiểm thêm vì khác với nuôi các loại thủy sản khác, nuôi tôm thẻ phải đầu tư vốn và công sức rất lớn. Việc nuôi tôm không thể tiến hành đã làm phức tạp thêm tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định trong một bộ phận dân cư ở Trung Giang do đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, nghề mưu sinh chính từ bao đời nay của người dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn bởi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu, vật tư đầu vào thiết yếu tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường.
Không chỉ Trung Giang, tại nhiều địa phương ven biển thuộc huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng sau một thời gian phát triển rầm rộ đã bước vào thời kỳ thoái trào do tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt đã kéo theo nhiều hệ lụy đáng lo ngại.
Qua tình hình trên có thể thấy rằng, diện tích, quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng đã được người dân phát triển, thực hiện một cách tự phát, chạy theo phong trào, bất chấp những thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Thời kỳ nuôi tôm còn thuận lợi, mang lại thu nhập cao, nhiều người đã “đốt lịch”, tăng từ 2 vụ lên 3 vụ/năm trong khi việc xử lý môi trường hồ nuôi trước và sau khi nuôi không được chú trọng thực hiện.
Khi có dịch bệnh và các vấn đề khác xảy ra, một số người giấu diếm, không báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng mà thường tự xử lý theo kinh nghiệm hoặc qua tư vấn của nhân viên các đại lý cung cấp thức ăn, chế phẩm sinh học. Tại nhiều địa phương, quy trình xả thải và lấy nước khi có dịch bệnh chưa được người nuôi quan tâm, thực hiện tốt đã làm môi trường ô nhiễm hơn và phát tán dịch bệnh trên diện rộng.
Chuyện con tôm thẻ chân trắng ở Trung Giang cũng như những địa phương khác trong tỉnh liên tiếp gặp dịch bệnh, người nuôi gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề mà không biết “kêu” ai thực ra cũng đã được dự báo từ trước. Ngay từ khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu phát triển trên địa bàn, nhiều người tỉnh táo đã cho rằng không sớm thì muộn vật nuôi này sẽ trở thành “của nợ” cho nhiều nông dân bởi nó được mở rộng một cách tự phát, ồ ạt trong khi công tác định hướng, quy hoạch, quản lý lĩnh vực này của các địa phương, ngành chức năng có lúc, có nơi còn buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức.
Đi qua các vùng nuôi tôm, một điều rất dễ nhận thấy là hầu hết người dân đang “tự bơi” trong việc nuôi tôm bởi tất cả các khâu từ chọn địa điểm, đầu tư xây dựng hồ, quy trình kỹ thuật, nguồn giống, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm... đều do họ tự thực hiện theo kinh nghiệm hoặc thông qua các đại lý bán thức ăn, chế phẩm sinh học dùng cho tôm. Công tác kiểm tra, giám sát các biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, con giống tại các cơ sở cung cấp giống, thức ăn, cơ sở nuôi tôm; thực hiện công tác kiểm dịch, lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh cũng như hỗ trợ nông dân khi tôm nhiễm bệnh, khắc phục môi trường sau dịch bệnh... chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả.
Để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, thiết nghĩ đã đến lúc người nuôi tôm và các địa phương, ngành chức năng cần có sự liên kết, phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn. Trong đó, người nông dân cần tránh nuôi tôm theo phong trào, tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của các địa phương, ngành chức năng về nuôi tôm thẻ chân trắng; chỉ tiến hành thâm canh khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật, nguồn giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các địa phương, ngành chức năng thực hiện đầy đủ công tác quy hoạch, quản lý cũng như tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm trên địa bàn; có giải pháp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật, công tác quản lý cho người nuôi tôm. Tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để thu hút thêm các doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và thu mua sản phẩm đến hoạt động trên địa bàn; nâng cao chất lượng hoạt động cũng như mở rộng thêm các tổ cộng đồng, tổ hợp tác, hợp tác xã để người nuôi tôm có thêm điều kiện liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất; kịp thời tổng kết, khen thưởng và nhân rộng những mô hình hay, điển hình xuất sắc...Được như vậy, mô hình nuôi trồng thủy sản này mới phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động huyện Bạch Thông đã và đang tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).
Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.
Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.