Nghi án phân bón giả Cty Thuận Phong nói gì
Doanh nghiệp không chủ đích làm giả phân bón. Nếu có sai sót đó chỉ là vô tình. Ông này cũng cho rằng, doanh nghiệp bị “chết” tức tưởi.
Không cho thanh minh
Theo ông Minh, khi đoàn kiểm tra liên ngành Ban 389 Quốc gia vào kiểm tra nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, việc kiểm tra đột xuất nên chưa thể xuất trình được giấy tờ chứng minh theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
“Theo đó, cơ quan chức năng cho rằng, doanh nghiệp làm phân bón giả, không để doanh nghiệp thanh minh”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, có thể cơ quan chức năng chưa tìm hiểu kỹ thông tin, nên quy tội công ty sản xuất phân bón giả của Mỹ, mà chỉ dựa vào những chứng cứ như tem, nhãn, can ghi Made in USA (tạm dịch: Sản xuất tại Mỹ).
Trong khi đó, doanh nghiệp đã có hợp đồng liên doanh, liên kết đối tác với Mỹ từ lâu.
Các chứng từ cũng cho thấy đơn vị nhập khẩu 3 container (khoảng 40 tấn) trong 2 năm bắt đầu làm phân bón.
“Chúng tôi được yêu cầu cung cấp giấy tờ, trong khi nhà xưởng lại bị niêm phong, không thể có gì để chứng minh.
Chúng tôi trình hợp đồng đã ký với nước ngoài, email giao dịch mấy năm với đối tác Mỹ.
Song cơ quan chức năng còn nghi hợp đồng giả, không công nhận cách làm việc qua email.
Thời điểm đó, chúng tôi chưa thể cung cấp đầy đủ giấy tờ, nhưng đã bị quy tội nghi sản xuất phân bón giả của Mỹ”, ông Minh nói.
Ông Minh cho biết, công ty ký hợp đồng với đối tác Mỹ là do lãnh sự quán Mỹ giới thiệu và đã đánh giá đủ khả năng tài chính, doanh nghiệp mới ký phân phối độc quyền tại 3 nước: Việt Nam, Campuchia và Lào.
Làm giả hay kém chất lượng?
Ông Minh cho rằng, cơ quan chức năng cần công minh, nghe doanh nghiệp giãi bày.
Không thể ngay tức thì khẳng định công ty sản xuất phân bón giả.
Liên quan đến kết quả kiểm tra chất lượng các sản phẩm, ông Minh cho biết, chỉ tiêu bị thiếu lớn nhất là vi lượng Bo, chỉ đạt khoảng 30% so với chỉ tiêu ghi trên bao bì.
Vị này giải thích rằng, vi lượng Bo được doanh nghiệp nhập từ đối tác.
Theo công bố và kiểm nghiệm lần đầu, vi lượng Bo này đạt 46%, nhưng không hiểu sao kết quả phân tích 29 mẫu đều chỉ đạt khoảng 15%.
“Chúng tôi cũng không hiểu vì sao, nên đã đưa mẫu thử nghiệm lại, mới rõ ra là do nguyên liệu đối tác cung cấp thấp hơn công bố.
Chúng tôi chỉ có thể kiểm nghiệm lần đầu, không thể lô nguyên liệu nào cũng kiểm nghiệm”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng, đây chỉ là chất phụ, không quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra.
Theo quy định của cơ quan chức năng (Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT), một sản phẩm phân bón có nhiều tiêu chí, nếu chỉ có 1-3 tiêu chí thiếu hàm lượng, không được xem là sản phẩm giả, chỉ có thể quy vào tội thiếu chất lượng.
Án lệ đối với các trường hợp như vậy chỉ là phạt hành chính, thay vì quy tội làm hàng giả (không đúng chất lượng)”, ông Minh phân trần.
“Lên làm việc với cơ quan chức năng, đáng ra họ cần lắng nghe giải trình, xem mức độ vi phạm thế nào rồi mới ra quyết định, đằng này quy luôn sản xuất phân bón giả”, ông Minh nói.
Ông cũng cho biết, hiện nay nhà máy đã bị dời khỏi khu đất thuê của quân đội, hơn 100 công nhân đã nghỉ hết, doanh nghiệp nguy cơ phá sản.
Hệ quả để lại khôn lường, người dân chưa dùng phân bón đã tẩy chay.
Các đại lý nghe tên Thuận Phong là sợ.
“Họ sợ vì sản phẩm Thuận Phong ảnh hưởng đến các sản phẩm khác do cơ quan chức năng vào kiểm tra, đình trệ hoạt động kinh doanh chung.
Hiện vụ việc vẫn chưa được cơ quan chức năng đưa ra kết luận cuối cùng”, ông Minh cho hay.
Cty Thuận Phong tự in dấu hợp quy CR
Ngày 28/10/2015, vừa bước vào kho hàng của chi nhánh Cty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Thuận Phong (Cty Thuận Phong) tại Đắk Lắk, ông Vũ Đại Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KH&CN) quan sát tỉ mỉ mẫu nhãn hàng dán trên hàng nghìn chai phân bón lá loại 1 lít, có in dòng chữ “made in USA”.
Phân bón lá chính là mặt hàng khó kiểm tra chất lượng nhất trên thị trường hiện nay.
Theo hồ sơ hải quan thì Cty Thuận Phong chưa từng nhập khẩu phân bón lá, cũng không nhập khẩu loại chai phân 1 lít, mà chỉ 3 lần nhập khẩu các téc phân bón rễ dung tích mỗi téc cả nghìn lít.
Ông Dương khẳng định với phóng viên: Các nhãn này có rất nhiều sai phạm.
Sai rõ nhất là dấu hợp quy CR in trên nhãn, mà ông Dương khẳng định Cty Thuận Phong chưa bao giờ được cấp.
Dấu hợp quy CR thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Bộ Khoa học & Công nghệ, là dấu hiệu chứng nhận chất lượng sản phẩm hợp chuẩn, phù hợp chuẩn mực quốc tế.
Sau khi chứng minh đạt đủ các tiêu chí cơ bản, được QUACERT chứng nhận, các tổ chức, doanh nghiệp mới có quyền gắn dấu hợp quy CR trực tiếp lên sản phẩm, hàng hóa, làm cơ sở tin cậy cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đại diện báo Tiền Phong đã đề nghị ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho kiểm tra lại vấn đề này.
Ngày 30/10/2015, theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, ông Trần Quốc Quân, Phó Giám đốc QUACERT ký văn bản số 11846 báo cáo về hoạt động cấp giấy chứng nhận QUACERT trình bày: Sau khi xem xét các cơ sở dữ liệu chứng nhận, QUACERT khẳng định chưa từng cấp giấy chứng nhận nào cho Cty Thuận Phong.
Có thể bạn quan tâm
Do đốn hạ để trồng các loại cây ăn trái khác, nhiều nhà vườn ở miền tây đang tỏ ra tiếc nuối vì mùa măng cụt năm nay trúng mùa, giá bán lại khá cao.
Theo UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai), toàn huyện đã phát triển được khoảng 150 hécta cây thanh long ruột đỏ, tập trung ở các xã: Hưng Thịnh, Trung Hòa, Tây Hòa... Cây thanh long trên địa bàn huyện phát triển tốt, đạt năng suất bình quân từ 30 - 35 tấn/hécta, chất lượng trái ngon và được thị trường biết tiếng vì nhiều năm luôn đạt giải nhất trong hội thi trái cây ngon tổ chức hàng năm tại Lễ hội trái cây Nam bộ (Khu du lịch Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh).
Vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Lễ tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014”. Trong 145 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014 được tôn vinh, Khánh Hòa có 02 sản phẩm là: xoài Úc và rong nho.
Cả nước hiện chỉ có gần 1.000 HTX nông nghiệp hoạt động với thu nhập trên dưới 1 triệu/tháng/xã viên, đóng góp của loại hình kinh tế này đang nằm dưới con số 5%.
Đầm Dơi (Cà Mau) là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản (NTTS), với diện tích trên 65 ngàn hecta, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 2.856ha, tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 60% diện tích nuôi đạt hiệu quả, 40% còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ…