Ngăn chặn rệp sáp bột hồng hại sắn lây lan
Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.
Phú Yên có diện tích sắn khoảng 21.000ha, là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh và góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Phú Yên đã phát hiện RSBH gây hại sắn trên giống KM94 với diện tích khoảng 40ha, tập trung tại xã An Hải và An Hòa (huyện Tuy An) với tỉ lệ hại 15 - 80% cây. Đầu tháng 4/2015, Chi cục BVTV Phú Yên đã phát hiện RSBH gây hại trên cây sắn giai đoạn khoảng 3 tháng tuổi tại huyện Đồng Xuân với diện tích 40ha, tỉ lệ hại 1 - 70% cây, trên giống KM94, KM98-5, KM419…
Để chủ động phát hiện, phòng trừ, ngăn chặn sự lây lan của RSBH giữa các địa phương trong địa bàn tỉnh, Chi cục BVTV Phú Yên đề nghị các địa phương có trồng sắn chủ động và khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Biện pháp phòng, chống:
- Đối với những ruộng sắn có tỉ lệ hại > 30%, tiến hành tiêu hủy cây sắn bị RSBH gây hại và toàn bộ tàn dư thực vật có trên ruộng bị hại, tưới đều dầu hoặc vật liệu dễ cháy khác lên thực vật cần tiêu hủy đã được chất đống và tiến hành đốt hoặc đào hố chôn. Diện tích sắn cần tiêu hủy bao gồm diện tích bị nhiễm RSBH và khu vực giáp ranh trong vòng ít nhất 30m; cày lật đất toàn bộ diện tích đã bị tiêu hủy sau đó sử dụng các thuốc trừ sâu có hoạt chất gốc Thiamethoxam hàm lượng hoạt chất 350g/lít, dạng thành phẩm SC; gốc Imidacloprid hàm lượng hoạt chất 25% W/W, dạng thành phẩm WP; gốc Nitenpiram hàm lượng hoạt chất 50% W/W, dạng thành phẩm WP; gốc Dinotefuran hàm lượng hoạt chất 20% W/W, dạng thành phẩm WP (Actara 25WG, Midan 10WP, Confidor 700WP, Azorin 400WP…).
Sử dụng theo nồng độ khuyến cáo và phun với lượng dung dịch nước thuốc đã pha là 600 lít/ha; có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả của thuốc; phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.
- Đối với những ruộng sắn có tỉ lệ hại < 30%, ngắt những bộ phận bị hại cho vào bao đem ra khỏi ruộng để tiêu hủy (biện pháp tiến hành giống như phần tiêu hủy trên) và tiến hành phun trừ RSBH trên toàn bộ diện tích nhiễm bằng những loại thuốc hóa học như phần tiêu hủy. Diện tích phun phủ vùng giáp ranh ít nhất 30m.
2. Một số hoạt động để quản lý RSBH:
Trạm BVTV phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành tổng điều tra RSBH trong toàn tỉnh, nhằm xác định vùng gây hại của RSBH để có biện pháp quản lý kịp thời tránh để lây lan trên diện rộng.
- Tập huấn cho nông dân tại các vùng trồng sắn đã nhiễm RSBH về tác hại và biện pháp quản lý cũng như cách tiêu hủy ruộng sắn bị RSBH gây hại.
- Tổ chức tiêu hủy các diện tích sắn bị RSBH gây hại nặng nhằm nhanh chóng cắt đứt nguồn lây lan của dịch hại.
- Theo dõi tỉ lệ ký sinh trong phòng thí nghiệm; bước đầu nhân nuôi ong ký sinh A lopezi chuyên tính trên RSBH để phóng thích trên ruộng sắn.
Có thể bạn quan tâm
Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.
Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…
Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).
Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.