Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nên Nuôi Giống Heo Nào Nhiều Nạc

Nên Nuôi Giống Heo Nào Nhiều Nạc
Ngày đăng: 07/01/2013

Gần trăm năm nay, nghành nuôi heo công nghiệp khắp nơi trên thế giới đều chọn nuôi những giống heo hướng nạc. Vì mỡ động vật nói chung, mỡ heo nói riêng do chứa nhiều cholesterol gây hại sức khỏe con người, nên không được thị trường mặn mà như trước. Vì vậy, nhiều người kiêng ăn mỡ heo, thay vào đó họ dùng dầu thực vật .

Hơn nữa thế kỹ nay, nhiều giống heo ngoại nổi tiếng được nhập về nhiều đợt nuôi khắp nước ta đều là những giống nuôi ca sản, siêu nạc, là nguồn gốc con giống quí tiếp tục nuôi rất tốt. Ngoài ra có một số heo nuôi nội địa cũng nổi tiếng cho nhiều nạc, hiện nay vẫn được nhiều người chọn nuôi.

1. Heo nội địa nước ta ,những giống nào cho nạc nhiều ?

Đa số những giống nội ta đều lưng oằn, bụng ỏng, cho lượng mỡ cao. Chỉ có những giống heo lai sau đây cho nhiều nạc, khi chúng được khoảng 8 tháng tuổi.

* Giống heo Bồ Xụ: Heo Bồ Xụ là heo lai giữa heo Vuông (một giống heo nuôi lâu năm ở nước ta có xuất xứ từ Trung Quốc) với heo Craonnais do các chủ đồn điền người Pháp ở vùng Miền Đông Nam Bộ nhập về vào năm 1920. Heo Bồ Xụ có thân hình cao lớn,lông trắng, tai lớn và xụ xuống che cả mắt, nuôi khoảng 8 tháng thịt cho nhiều nạc. Nếu nuôi giáp năm gần tạ rưỡi.

* Heo Ba Xuyên: Heo Ba Xuyên là giống heo lai giữa heo Bồ Xụ với heo Tamworth của Anh Quốc. Heo Tamworth cũng được các đồn điền người nhập về vào năm 1920, cùng đợt với heo Craonnais. Đây là heo siêu nạc có sắc lông màu đỏ sậm, đầu nhỏ, mõm dải, tai đứng, trọng lượng tối đa 150kg

Heo Ba Xuyên có vóc dáng cao to, bụng to, mặt và cổ có nọng, tai to, mõm ngắn. Giống heo này nuôi 10 tháng tuổi trọng lượng 80 kg xuất chuồng bán được giá vì cho nhiều nạc. Nếu nuôi tiếp cho nặng cân hơn chút nữa thì bán không được nhiều tiền vì tỷ lệ mỡ cao.

* Giống Heo Thuộc Nhiêu: Heo Thuộc Nhiêu cũng là giống heo lai từ York-shire large White với heo Bồ xụ. hoặc lai giữa Bồ Xụ với heo Berkshire . Giống heo này nuôi nhiều tại Mỹ Tho, cho nên từ lâu hễ nói đến heo Thuộc Nhiêu là người ta nghĩ rằng xuất xứ nó là Mỹ Tho.

Heo Thuộc Nhiêu khá lớn con, nuôi một năm có thể đạt trọng lượng 150 kg. Đây là giống heo đẻ sai, nuôi con giỏi, cho nhiều nạc nên hầu hết cá vùng nông thôn miền Nam trước đây đều chọn nuôi.

2. Những giống heo ngoại nhập nào hiện được nuôi tại nước ta là giống siêu nạc ?

Có thể tất cả những giống heo ngoại nhập, nhập về từ năm 1932 trở về sau hiện đang được nuôi tại nước ta đều là giông hướng nạc cả. Tất cả đều là giống lớn con, hạp phong thổ nên vừa dễ nuôi ít bệnh tật, nuôi thịt cũng cho nhiều lời nên được coi như nguồn heo giống chủ lực nước ta hiện nay.

* Heo Yorkshire large White:Heo Yorkshire large white, còn có tên heo Bồ Tượng, có xuất xứ từ Anh Quốc. Đây là giống heo lớn con, trọng lượng tối đa heo đạt được 500 kg, và heo nái nặng 400 kg. Giống heo này được nhập về nuôi tại nước ta từ năm 1932 với số lượng không nhiều, nhưng từ năm 1950 mới nhập thêm nhiều đợt nữa. Heo Yorkshire large white toàn thân da màu lông trắng đầu lớn, trán rộng, mõm dài và cuối mõm cong lên, đôi tai lớn bản, dài và dựng đứng. Heo có đòn dài, lưng thẳng, bụng thon, đùi lớn và chân cứng cáp.

Nhiều người thích heo Bồ Tựơng vì đẻ sai, nuôi con giỏi, lại không kén ăn. Heo thịt nuôi đến 6 tháng có trọng lượng 100 kg và cỡ này bán thịt rất được giá vì thịt cho nhiều nạc, ít mỡ. Nếu nuôi trên 100 kg có tỉ lệ mỡ cao nên không được thị trường ưa chuộng.

* Giống Yorkshire middle White:Giống Yorkshire middle white gọi là heo"Trung Bạch, nhập từ nhật vào nước ta năm 1957, lúc đầu cũng nhiều người chọn nuôi, do có sắc lông và hình dáng bên ngoài không khác gì mấy với heo Yorkshire large white , có điều nhỏ vóc hơn (trọng lượng tối đa 350kg )

Đây là giống heo hướng nạc nên xuất chuồng vào lúc heo 7 tháng tuổi, có trọng lượng 80 kg mới cho nhiều nạc. Heo trên 85 kg có tỷ lệ mỡ cao nên bán không được giá.

Sỡ dĩ heo Yorkshire middle white sau này ít chuộng vì … người ta thích nuôi giống Bồ tượng lớn con hơn, bán được giá cao hơn.

* Giống Heo Berkshire: Heo Berkshire có xuất xứ từ Anh Quốc, được nhập về nuôi tại nước ta đợt đầu từ năm 1932, và sau đó được nhập thêm về nhiều đợt nữa. Nhất là vào năm 1950 hai giống Berkshire và Bồ Tượng lại được nhập về nhiều, và được giới chăn nuôi heo thời đó thích thú chọn nuôi.

Heo Berkshire mình có sắc lông đen, trừ bốn chân, tính từ nhượng đến móng sắc lông trắng, ở trán,mõm và chót đuôi lông cũng trắng.Thân mình heo Heo Berkshire tròn trịa, chắc nịch, vai rộng, ngực nở, đùi dài và to, lưng thẳng, bụng thon, chân cứng cáp.

Đây là giống heo hướng nạc. Nếu nuôi thịt thì nên nuôi từ 6 tháng tuổi, đạt trọng lượng 70kg sẽ cho tỷ lệ nạc cao. Nếu nuôi từ 75kg trở lên, tỷ lệ nạc sẽ thấp nên bán không được giá. Sức lớn của heo Berkshire cũng ngang ngữa với Yorkshire middle white , khoảng 350kg

* Giống Heo Duroc: Heo Duroc được nhập vào nước ta vào năm 1967. Nhiều người gọi Duroc là heo bò vì da lông trên mình nó có màu vàng nâu như màu da bò. Đây là giống heo siêu nạc được nhập từ Mỹ, và được nhiều người chọn nuôi.

Heo Duroc trong bề ngoài thân xác khong lớn bằng heo Beckshire, nhưng do thân hình săn chắc nên rất nặng cân. Heo Duroc có nhiều ưu điểm không kén ăn, tăng trọng nhanh, sính sẳn tốt, nuôi con giỏi lại hợp phong thổ nước ta nên dễ nuôi.

Tại Mỹ nhiều nước trên thế giới, người ta chọn heo Duroc với số lượng nhiều giống như Bồ Tượng.

* Giống heo Landrace: Heo Landrace hay Dansinh Landrace, còn có tên heo Danois, có xuất xứ từ Đan Mạch, được nhập vào nước ta vào năm 1956. Đây là giống heo được lai tạo hoàn thiện , được đánh giá là giống siêu nạc nên được nhiều nước chọn chăn nuôi với số lượng nhiều. Heo Landrace lông trắng toàn thân, minh mỏng, dài đòn, yếu ớt, tỷ lệ mỡ thấp. Heo này có nhiều ưu điểm, tính hiền lành, sinh sản tốt. Có điều heo con giống này hơi khó nuôi trong mấy tháng đầu, cần phải cho ăn dặm sữa bột (loại không có chất béo ) mới mau tăng trọng.

* Giống heo Hampshire: Heo Hampshire có xuất xứ từ Anh Quốc, được nhập vào nước ta vào năm 1967. Đây là giống heo hướng nạc từng nổi tiếng một thời. Riêng tại nước ta, trong thời gian mới nhập về nuôi, nhiều người đã chê vì lông này có sắc màu đen như heo Berkshire, ngoại trừ một khoang trắng vắt từ trên vai xuống hai chân trước. Tuy có bộ lông không bát mắt, nhưng heo Hampshire có nhiều ưu điểm được chọn nuôi: đòn dài, hông hở, vai rộng, thân mình gọn gàng săn chắc như heo Berkshire, Duroc, nuôi cho sinh sản cũng tốt mà nuôi thịt cũng đem lại nhiều lời, nhất là tỷ lệ nạc cao, lúc nào cũng có thị trường tiêu thụ

* Giống heo Pietrain: Heo Pietrain có xuất xứ tại Bỉ, được đánh giá là giống heo siêu nạc (tỉ lệ nạc cao đến 61,35%) nên được nhiều nước trên thế giới chọn nuôi, trong đó nước Pháp nuôi giống heo này nhiều nhất.

Heo Pietrain có trọng lượng tương đương với heo Berkshire và Yorkshire middle white. Mình heo mang sắc lông màu sám, xen lẫn những đốm đen. Đầu heo ngắn, trán rộng, tai đứng hơi ngả về phía trước, lưng và vai rộng, ngực hở, hông rộng, giống heo nay đẻ sai, nuôi con giỏi, nếu nuôi thịt cũng đem lại nhiều lời, do tăng trọng nhanh (nuôi 6 tháng có thể đạt trọng lượng 90kg, lại cho nhiều nạc). Heo Pietrain mới được nhập vào nước ta. Được biết cách đây khoảng 10 năm, công ty Chăn nuôi Heo I thuộc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác chuyên gia Bỉ quốc cho lai giữa hai giống Pietrain và Yorkshire large white bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cho ra những con lai khá tốt.

3. Nhiều người cho rằng các giống heo nội địa nuôi ở vùng nông thôn , vùng sâu, vùng xa mới cho nhiều lợi. Điều này đúng không ?

Chúng tôi nghỉ rằng điều này đúng, vì nhu cầu dinh dưỡng các giống heo nội địa của ta không cao bằng heo ngoại nhập, mà ở nông thôn gần như nơi nào quanh năm cũng có sẵn nguồn thức ăn nuôi heo gia rẻ, thậm chí nhiều thứ gần như không mất tiền mua, như rau cỏ lúc này cũng có sẵn trong vườn nhà, tấm cám, khoai sắn dù mua cũng giá rẻ…

Trong khi hầu hết các giống heo ngoại nhập nhu cầu dinh dưỡng lại rất cao. Có bồi bổ đúng mức thì mới tăng trọng nhanh, mới đạt trọng lượng đúng theo ý muốn. Mà muốn được vậy thì các giống heo cao sản này phải được nuôi vùng có sẵn nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng theo yêu cầu của giống. Trong khi đó nguồn thuốc thú y đặc trị cho heo từ phòng bệnh đến trị bệnh không thể thiếu hụt.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu về vi-rút cúm ở lợn Nghiên cứu về vi-rút cúm ở lợn

Các thử nghiệm trên các loại bệnh cúm phổ biến nhất của lợn ở Trung Quốc tiết lộ rằng vi-rút này có tiềm năng truyền bệnh sang người một cách dễ dàng

24/10/2018
Bệnh phó thương hàn heo Bệnh phó thương hàn heo

Bệnh phó thương hàn heo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi (thường gặp ở heo con) do vi khuẩn Salmonella cholerasuis gây nên

24/10/2018
Phát hiện và định chủng virus PRRS ở lợn bằng phương pháp multiplex RT-PCR Phát hiện và định chủng virus PRRS ở lợn bằng phương pháp multiplex RT-PCR

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) là một trong những dịch bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế ở lợn trên thế giới.

25/10/2018
Bệnh heo tai xanh Bệnh heo tai xanh

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcine Reproductive and respiratory Syndrome - PRRS) hay bệnh “tai xanh” một bệnh truyền nhiễm gây ra do virut

31/10/2018
4 yếu tố cốt lõi cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con cai sữa 4 yếu tố cốt lõi cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con cai sữa

Giai đoạn heo con cai sữa đòi hỏi lượng ăn vào cao và khẩu phần giàu protein để đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ.

02/11/2018