Lịch tiêm ngừa các loại vác-xin cho heo
I/ Nguyên tắc chung:
Thời gian từ lúc chích vaccine đến khi tạo miễn dịch cho heo là 3 tuần (tối thiểu 20 ngày), cấc loại vaccine chích cách nhau tối thiểu 1 tuần.
Khoảng thời gian an toàn dùng vaccin cho nái từ 70 ngày sau khi phối đến 3 tuần trước ngày sinh dự kiến (thời gian mang thai 113-115 ngày)
1. Phương án 1:
- Vaccine cho heo nái hậu bị (sau khi chọn làm giống): (theo tiêu chuẩn trại heo công nghiệp)
Tuần 2: Parvo lần 1 + giả dại lần 1 (AD1) + xổ lãi.
Tuần 3: dịch tả (SFV) + lở mồm long móng (FMD) (3 type hoặc 2 type).
Tuần 4: Mycoplasma.
Tuần 5: PRRS (tai xanh).
Tuần 6: Parvo lần 2 + giả dại lần 2 + xổ lãi.
Tuần 7: Nghỉ
Tuần 8: Phối giống
- Vaccin cho heo nái mang thai:
Mang thai tuần thứ 10: SFV (dịch tả).
Mang thai tuần thứ 12: E.coli lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2 type).
Mang thai tuần thứ 14: E.coli lần 2.
Chú ý : Định kỳ vaccine AD (giả dại) tổng đàn nái và nọc vào tháng 4, 8,12 trong năm.
- Vaccine cho heo con theo mẹ:
2 tuần tuổi: Mycoplasma (viêm phổi) (2ml/con).
3 tuần tuổi: SFV (dịch tả).
- Vaccine cho heo thịt:
5 tuần tuổi: SFV (dịch tả).
7 tuần tuổi: FMD (LMLM) lần 1 (1 type).
11 tuần tuổi: FMD (LMLM) lần 2 (1 type).
2. Phương án 2:
Tiêm sắt: 3 ngày tuổi tiêm, 7 ngày tuổi tiêm lặp lai.
Liều tiêm: 2ml/con.
· Phòng dịch tả: 20 ngày tuổi.
· Phòng phó thương hàn: 28 ngày tuổi.
· Phòng tụ huyết trùng: 35 ngày tuổi.
· Phòng lở mồm long móng: heo khoảng 30 - 40kg.
Phòng vaccine cả mẹ lẫn con. Liều phòng vaccine: 2ml/con.
Chú ý: do dặc tính từng loại vacxin nên sử dụng vacxin phải đúng tuần tự không được đảo chiều, khoảng cách giữa 2 loại vacxin tối thiểu là 7 ngày. Nếu làm sai có thể dẫn tới trung hòa vacxin gây mất tác dụng hoặc phản tác dụng
3. Phương án 3:
Nếu heo nái chưa từng chích ngừa, ta chỉ nên ngừa những bệnh dễ bị mà khó trị
· Tuần thứ nhất: ngừa dịch tả + xổ lãi
· Tuần thứ hai: ngừa tụ huyết trùng
· 2 tuần trước khi sinh ngừa E.coli
Chú ý: thời gian thích hợp từ 14 ngày sau khi sinh cho đến trước khi phổi giống một tuần, thời gian tái chủng là 6 tháng hoặc trong chu ki sinh sản tiếp theo.
II/ Một số vắcxin phòng bệnh cho heo:
Vacxin dịch tả heo nhược độc:
- Vacxin nhược độc chủng C an toàn, có hai dạng: vacxin đông khô của Việt Nam, vacxin tươi của Pháp.
+ Ưu điểm:
Tạo miễn dịch sau 10-12 ngày tiêm vacxin.
Thời gian miễn dịch 1 năm.
Tỷ lệ bảo hộ 90-98%.
Vacxin có thể tiêm phòng cho heo ở mọi lứa tuổi và hoàn toàn an toàn cho heo con đang bú và heo nái chửa.
+ Liều lượng và cách dùng:
Pha loãng vacxin bằng dung dịch sinh lý vô trùng.
Thông thường pha sao cho 1ml dung dịch pha chứa đủ 1 liều vacxin tiêm cho 1 con heo.
Sau khi pha dùng ngay trong vòng 2-4 giờ.
Tiêm vacxin dưới da, bắp thịt gốc tai hoặc mặt trong đùi với liều: 1ml cho heo cai sữa 0.5ml cho heo đang bú mẹ.
+ Lịch tiêm phòng:
Heo con bú mẹ:
· Tiêm lần 1 vào 15-20 ngày tuổi.
· Tiêm lần 2 vào 30-45 ngày tuổi.
Heo nái: tiêm phòng bệnh trước khi phối giống 2 tuần.
Heo chửa: tiêm phòng bệnh 1 tháng trước khi đẻ.
+ Trình bày và bảo quản:
Đóng lọ đông khô hoặc chai có dung môi kèm theo.
Bảo quản ở nhiệt độ 20‑C-80C.
Vacxin phòng bệnh phó thương hàn:
- Có hai loại: vacxin thương hàn heo con và vacxin nhược độc phó thương hàn đông khô.
+ Vacxin thương hàn heo con
+ Nhược điểm:
Vacxin có thể gây dị ứng sau khi tiêm thường biểu hiện: mệt mỏi, run rẩy, nôn mửa, sau 1-2 giờ sẽ trở lại bình thường. Nếu không khỏi tiêm Antropin và các thuốc chống dị ứng.
+ Ưu điểm: Thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng.
+ Liều lượng và cách dùng:
Tiêm dưới da (gốc tai, hay mặt trong đùi).
- Lần 1 tiêm 1ml.
- Lần 2 tiêm 2ml.
+ Lịch tiêm phòng:
Dùng tiêm phòng bệnh phó thương hàn cho heo khỏe mạnh từ 20 ngày tuổi trở lên.
- Lần 1: 20-30 ngày tuổi.
- Lần 2: cách lần đầu 3 tuần lễ.
+ Trình bày và bảo quản:
Đóng chai có dung môi kèm theo.
Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.
+ Vacxin nhược độc phó thương hàn đông khô
+ Ưu điểm:
Thời gian miễn dịch kéo dài hơn.
Không tiêm nhắc lần 2
+ Liều lượng và cách dùng:
Tiêm dưới da (gốc tai, hay mặt trong đùi) 1ml cho 1 heo.
Pha vacxin với nước sinh lý. Lắc đều, sao cho 1ml chứa 1 liều vacxin, phải dùng hết ngay sau khi pha.
+ Lịch tiêm phòng
Dùng tiêm phòng bệnh phó thương hàn cho heo khỏe mạnh từ 20 ngày tuổi trở lên.
Tái chủng 6 tháng 1 lần.
+ Trình bày và bảo quản:
Đóng lọ đông khô.
Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.
Vacxin phòng bệnh lở mồm long móng:
- Phòng bằng vacxin LMLM type O cho heo con từ 2-4 tuần tuổi, tiêm phòng lặp lại lần 2 vào lúc heo 4 tuần tuổi, sau đó 4-6 tháng chủng lại. Đây là biện pháp chủ yếu.
- Hàng năm tiêm phòng vacxin theo lứa tuổi (ít nhất 2 lần/năm). Tiêm phòng vacxin từ 10-15 ngày sẽ sinh miễn dịch.
Tiêm phòng bắt buộc vacxin LMLM heo phải đạt 100% trên tổng đàn.
- Miễn dịch kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
Vacxin phòng tụ huyết trùng:
- Là vacxin vô hoạt, chế từ vi khuẩn Pausteurella multocida chủng FgHC.
+ Ưu điểm: Vacxin an toàn, tạo đáp ứng miễn dịch tốt khi tiêm phòng cho heo.
+ Liều lượng cách dùng:
- Tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho heo lớn hơn 2 tháng tuổi với liều 2,0ml/con.
+ Lịch tiêm phòng:
- Dùng tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo khỏe từ 20 ngày tuổi trở lên.
+ Trình bày và bảo quản:
Đóng chai có dung môi kèm theo.
Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C.
Thuốc xổ lãi:
- Xổ lãi định kỳ cho heo: sau dứt sữa 10 ngày và 4 tháng tuổi.
- Dùng một trong các loại thuốc sau để xổ:
Cho uống Piperazine 0.3 g/kg cho heo dưới 50 kg, 15g/con heo trên 50 kg
Tiêm bắp thịt: Levamysol 5mg-7.5mg/kg thể trọng.
Tiêm bắp thịt: Ivermectin (Vemectin, Hanmectin, Tksi) 1 ml/10kg thể trọng.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay trên dịch bệnh trong trang trại không chỉ xuất hiện từng quốc gia riêng biệt mà còn mang tính toàn cầu. Trên các diễn đàn về thú y hiện nay đang có cuộc vận động “ giảm lượng kháng sinh sử dụng trong trại heo” và trên đó họ đưa ra 4 nguyên tắc vàng nhằm phòng chống dịch bệnh