Nên áp dụng độ pH cao hay thấp trong tháng đầu tiên nuôi tôm?
pH nước ao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Thông thường, yêu cầu pH trong ao tôm là từ 7,5 đến 8,3. Từ cuối 2010 đến nay, dịch bệnh hoại tử gan tụy hoành hành, tôm vừa thả nuôi đã chết với triệu chứng thường gặp là mềm vỏ. Câu hỏi đặt ra là pH có liên quan gì đến tình trạng bệnh hoại tử gan tụy? Trong tháng nuôi đầu thì cần giữ pH cao hay thấp?
- pH sáng sớm trong nước ao tương đối cao (7,8-8,0) trong 45 ngày nuôi đầu
- pH trong ruột tôm cần phải thấp, bằng cách bổ sung axit hữu cơ (Megabic) trong suốt vụ nuôi
Trước tiên, chúng ta cùng xem xét pH sáng sớm cao và thấp có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe tôm nuôi trong tháng đầu.
pH sáng sớm cao (7,8 - 8,0) | pH sáng sớm thấp (7,3 - 7,7) |
Tôm lột xác bình thường Nếu có bệnh thì lượng tôm chết sau lột xác giảm đáng kể | Tôm bị ép lột xác nhiều lần dẫn đến tôm yếu dễ nhiễm bệnh |
Giảm độ độc H2S | Tăng độ độc H2S Độ độc H2S tăng ở ao đất cũ, ao vùng phèn, rừng ngập mặn (vùng ĐBSCL) |
Thuận lợi cho Vibrio phát triển nhưng được kiểm soát bằng thuốc sát trung và vi sinh (PondPlus®, PondDtox®, Virkon® A) | Gây bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước |
Nâng và giữ độ kiềm tốt hơn | Khó nâng và giữ độ kiềm |
Lưu ý: Do pH sáng sớm thường là pH thấp trong ngày nên giá trị của nó được xem là pH tối thiểu trong ao.
Trong tháng đầu (hoặc 45 ngày đầu), tôm lột xác nhiều lần vì thời gian giữa 2 lần lột xác ngắn, chỉ từ 1,5-5 ngày/lần. Nếu pH thấp (7,3-7,7), tôm có xu hướng bị ép lột, tôm chưa tích lũy đủ vật chất và năng lượng mà phải lột xác nên trở nên yếu và rất dễ nhiễm bệnh, nếu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công sẽ gây hoại tử gan tụy. Như vậy, người nuôi nên giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm từ 7,8-8,0 trong suốt tháng nuôi đầu sẽ hỗ trợ cho việc phòng bệnh hoại tử gan tụy tốt hơn.
Làm thế nào để duy trì pH sáng sớm cao (7,8 - 8,0) trong tháng nuôi đầu?
Trong suốt tháng nuôi đầu độ kiềm tối thiểu phải đạt 100 ppm (trước đây chỉ yêu cầu 80 ppm, nhưng từ khi bệnh hoại tử gan tụy, các chuyên gia cho rằng mức tối thiểu là 100 ppm). Trước tiên, muốn pH ổn định thì phải có độ kiềm tốt và có hệ đệm vững chắc. Muốn được như vậy nên bổ sung khoáng cao cấp Stomi® 3 kg/1.000 m3, và trong tháng nuôi đầu, định kỳ 2-3 ngày dùng Stomi® 0,5-1 kg/1.000 m3 (nếu chỉ dùng vôi/dolomite thì độ kiềm sẽ không ổn định và kéo theo pH biến động).
Sau đó, tùy từng vùng mà người nuôi cần kiểm soát pH như sau:
Đối với ao đất ở vùng phèn, vùng rừng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long: đất phèn độ kiềm thường thấp nên khó kéo pH lên cao ở tháng đầu, người nuôi cố gắng giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm là 7,8.
Đối với ao lót bạt vùng miền Trung: nước bơm từ giếng khoan gần biển có độ kiềm khá tốt, người nuôi cần giữ pH tối thiểu hay pH sáng sớm là 8,0.
Cách thông thường để kéo pH lên nhanh là sử dụng vôi nung (CaO) hay vôi tôi (Ca(OH)2).
Trường hợp mưa nhiều ngày liên tục, pH nước ao giảm mạnh và kèm theo hiện tượng tôm chết mềm vỏ.
- Nguyên nhân là do pH nước mưa thấp (6-7) kéo pH nước ao cũng xuống thấp, khí H2S tăng độc tính; lượng nước mưa lớn cũng kéo theo độ mặn và độ kiềm giảm mạnh.
- Giải pháp là người nuôi thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết địa phương để có bước chuẩn bị phòng chống trước; đắp gờ bờ ao cao ngăn chặn nước mưa chảy xuống ao; rải vôi quanh bờ ao ngay trước cơn mưa để tránh pH rớt thấp; nếu biết được dự báo thời tiết sắp có mưa lớn kéo dài, nên bổ sung vôi, khoáng Stomi® trước đó.
Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, người nuôi cố gắng lót bạt bờ để hạn chế việc xì phèn.
pH nước còn phụ thuộc vào tảo trong ao. Ao không có tảo hoặc có tảo chết hàng loạt thì pH thấp. Ngược lai, ao có tảo quá đậm, pH dao động mạnh trong ngày, đặc biệt pH chiều lên cao làm gia tăng độ độc của NH3. Người nuôi cần gây màu ổn định trước khi thả tôm, quản lý chặt chẽ thức ăn tháng đầu (không quá 200 - 250 kg/100.000 tôm) và định kỳ sử dụng vi sinh PondPlus®.
Có thể bạn quan tâm
Theo khả năng thích ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng khi thay đổi pH, pH của môi trường nên được duy trì trong khoảng 8.0 - 8.5, và biến đổi pH
pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH- (kiềm), khoảng đo có giá trị 0 - 14
Trong nuôi trồng thủy sản, pH thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. Vậy cách xử lý có độ pH cao hoặc thấp?