Hướng dẫn cách kiểm soát và đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm (Phần 2)
2/ Sử dụng thiết bị đo pH
Các thiết bị dùng đo pH bao gồm máy đo, bút đo và hộp test. Để đo pH chính xác người nuôi cần tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng.
Máy đo pH: Dùng cốc sạch chứa nước cần đo. Sau khi hiệu chỉnh, nối máy với đầu đo, kiểm tra pin: bật công tắc về on. Mở nút lọ bảo quản, lấy đầu đo ra đưa vào cốc nước cần đo, tránh ngập. Giữ yên máy, chờ 1 - 2 phút để số trên màn hình ổn định rồi đọc kết quả. Rửa đầu đo bằng nước cất hoặc thấm khô trước khi đo tiếp.
Bút đo pH: Lắc nhẹ bút, mở nắp điện cực, bật nguồn (on/off), nhúng đầu điện cực bút vào nước cần đo không quá vạch quy định, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, đọc giá trị pH khi giá trị ổn định trên màn hình. Đo xong nhấn on/off để tắt máy. Rửa đầu điện cực ngay sau khi đo.
Hộp test pH: Rửa sạch lọ mẫu, cho vào 5 ml nước cần đo. Lắc đều lọ thuốc thử, nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ chứa mẫu nước, đóng nắp, lắc nhẹ rồi so sánh với bảng so màu và xem giá trị pH tương ứng. Rửa sạch dụng cụ và đóng nắp lọ thuốc thử sau khi sử dụng.
3/ Kiểm soát pH
Sử dụng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi Ca(OH)2 cải tạo ao nuôi, nếu pH thấp thì cần nhiều vôi, pH cao thì cần ít. pH 6 - 7 dùng 300 - 600 kg/ha; pH < 5 dùng 1.500 - 2.000 kg/ha.
Kiểm soát tỷ lệ N:P thông qua kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và mật độ tảo. Hạn chế phát triển tảo lam bằng cách không để độ mặn xuống quá thấp(<5‰) và cho tôm ăn vừa đủ.
Kiểm soát vi khuẩn trong ao thông qua bón chế phẩm sinh học định kỳ giúp ổn định pH nước và đất. Duy trì độ kiềm 100 - 150 mg/l (CaCO3).
Trường hợp pH giảm thấp nên sử dụng vôi tôi, liều lượng 0,5 - 1 kg/100 m2 có thể bón từ 8 - 20 giờ. Khi pH biến động lớn (trên 0,5), dùng Super-Ca (180 - 300 kg/ha) vào buổi chiều hoặc bón dolomic, vôi tôi (1 - 2 kg/100 m2) để tăng độ cứng và hệ đệm nước ao.
Khi pH tăng cao (> 8,3) vào buổi sáng, thì dùng đường 0,3 kg/1.000 m2 hoặc chế phẩm sinh học để phát triển hệ vi sinh vật phân hủy, tạo ra CO2 làm giảm pH. Trường hợp pH tăng cao đột ngột (> 9,0) vào ngày nắng to, có thể sử dụng formol (3 - 4 ml/m3) phun xuống ao.
>> pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH- (kiềm), khoảng đo có giá trị 0 - 14, tùy giá trị pH mà nước được gọi là trung tính, axít hay kiềm.
Có thể bạn quan tâm
Theo khả năng thích ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng khi thay đổi độ mặn, độ mặn môi trường không nên thay đổi quá 5‰, và cần chú ý đến tôm trong 6 ngày đầu
Theo khả năng thích ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng khi thay đổi pH, pH của môi trường nên được duy trì trong khoảng 8.0 - 8.5, và biến đổi pH
Cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định thành bại vụ tôm