Nâng tầm sáng tạo cho nhà nông

Nhiều sáng kiến hữu ích
Thành lập vào đầu tháng 6.2015, CLB đã thu hút gần 20 thành viên tham gia với hàng chục giải pháp, sáng kiến.
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú - Huỳnh Minh Ngọc thông tin: “Các sáng kiến của thành viên CLB tập trung vào việc cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, như máy đánh rãnh, máy đảo lúa, máy phát điện mini, máy tưới nước cho hoa màu, máy gieo hạt, rập chuột cải tiến...
Những sáng kiến này đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng và giúp ND tiết kiệm chi phí sản xuất hoặc mang lại hiệu quả trong đời sống nông thôn”.
Mô hình xe chữa cháy mini ở khu dân cư.
Gần đây nhất có 2 sáng kiến mới “ra lò” của 2 thành viên trong CLB mà ND rất quan tâm là “hệ thống cáp treo loại nhỏ” và “xe chữa cháy ở khu dân cư”.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ nhiệm CLB, đồng thời là tác giả của sáng kiến “xe chữa cháy ở khu dân cư” chia sẻ: Hiện nay ở vùng nông thôn hình thành ngày càng nhiều khu, cụm, tuyến dân cư, trong khi vấn đề chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức.
Nhất là trong các con hẻm nhỏ, xe chữa cháy lớn không thể vào được, vì vậy tôi đã mày mò chế tạo xe chữa cháy loại nhỏ, đường hẻm 1m cũng vào được nên rất thuận tiện, thích hợp cho chữa cháy ở cụm dân cư nông thôn.
Nâng tầm sáng tạo
Ông Huỳnh Minh Ngọc cho biết thêm: “Nhờ mấy năm gần đây, Hội ND huyện thường xuyên phát động phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực cho đời sống, sản xuất của bà con ND nên số lượng ND tham gia sáng tạo tăng nhanh”.
Nói về ý tưởng thành lập CLB, ông Đoàn Văn Hiển - Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú cho biết: “CLB Nông Phú ra đời trước hết là vì ở đây có rất nhiều ý tưởng sáng tạo của ND.
Nhưng quan trọng hơn, đó là những ý tưởng sát với thực tế, dễ thực hiện và rất hữu dụng.
Từ chỗ có nhiều ND sáng tạo, Hội ND đã “ra tay” tập hợp họ lại để thể hiện vai trò nhiệm vụ của Hội, giúp ND có dịp sinh hoạt thường xuyên, giao lưu học hỏi và nâng tầm sáng tạo.
Tập hợp họ lại tức là thực hiện một trong những nhiệm vụ khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của ND”.
Ông Lê Minh Tùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh An Giang nhận định: “CLB Nông Phú là mô hình đầu tiên ở An Giang về hình thức tập hợp ND tham gia phong trào sáng tạo, phát kiến.
Với vai trò của mình, thiết nghĩ Hội ND cần tiếp tục phát huy, thành lập thêm nhiều CLB, nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu và đem lại lợi ích thiết thực cho ND”.
Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang vào giữa tháng 8 vừa qua, trong tổng số hơn 50 giải pháp, sáng kiến dự thi của toàn tỉnh thì đã có 16 giải pháp, sáng kiến của CLB Nông Phú.
Trong đó, có đến 12 giải pháp, sáng kiến được vào vòng chung kết của hội thi; 3 giải pháp, sáng kiến đạt giải (1 giải nhì và 2 giải khuyến khích).
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-5, tại TP Cần Thơ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác tổ chức hội thảo “Nghiên cứu phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) thủy sản trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.

Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.