Nâng tầm gạo thơm đặc sản

Sức hút từ thị trường
Một chủ DN kinh doanh lúa gạo tại Sóc Trăng nhận xét: Đối với dòng sản phẩm gạo thơm đặc sản Sóc Trăng, qua nhiều năm vẫn giữ được mức giá cao, ổn định là do nằm trong phân khúc thị trường gạo thơm nội địa nhu cầu còn lớn.
Anh hùng lao động Hồ Quang Cua, nguyên Phó GĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng, tác giả chính trong nhóm cán bộ khoa học nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa thơm ST đánh giá: Nhiều năm qua, gạo Thai hom mali và Pathumthani đã được các DN nhập khẩu về bán tại một số siêu thị trong nước.
Hiện ước tính mỗi năm hàng chục ngàn tấn lúa Thơm Lài được nhập từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ. Trong nước, nhiều giống lúa thơm nhập nội như Tsengtao, VĐ20 từ Đài Loan, giống Khao jaw hom Klongluang do công chúa Thái Lan tặng Viện lúa ĐBSCL; Jasmin 85 từ Mỹ, IR841 từ Viện lúa quốc tế (IRRI)…
Riêng ở Sóc Trăng, sau quá trình nghiên cứu, lai tạo các giống lúa thơm ST ra đời phát triển. Gạo thơm đặc sản Sóc Trăng nhanh chóng “nổi lên” là một trong những loại gạo có sức hút mạnh tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội.
Hiện đã có một số DN ở Sóc Trăng, Cần Thơ đã bắt tay liên kết với nông dân SX và thu mua lúa chế biến gạo thơm XK.
Nông dân trồng lúa thơm cũng có lợi nhuận cao hơn lúa thường. Ở xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, nhiều nông dân có kinh nghiệm SX lúa thơm thừa nhận: Sau khi được tập huấn chuyển giao kỹ thuật SX theo quy trình canh tác lúa ST tiết kiệm được chi phí SX; năng suất thực tế đạt bình quân 7-8 tấn/ha (lúa thường 5-7,5 tấn/ha).
Nếu tính theo giá lúa thơm ST20 hiện bình quân 6.300đ/kg vẫn cao hơn 1.200-1.500đ/kg so với các giống lúa thường và lợi nhuận đạt 9,6-9,7 triệu đồng/ha (SX các giống lúa thường chỉ đạt 5-7 triệu đồng/ha).
Ông Lê Thành Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: “Sóc Trăng chọn SX lúa thơm đặc sản là hướng đi đúng. Sắp tới để đảm bảo độ thuần giống, tỉnh chọn từ hai giống lúa ST và Tài Nguyên duy trì chất lượng ổn định. Vừa qua Tổng Cty Lương thực Miền Nam, Viện lúa ĐBSCL và tỉnh Sóc Trăng đã bắt tay xây dựng thương hiệu gạo ngon cho thị trường cao cấp, hướng tới đạt giá trị 800 USD/tấn. |
Hiện nay các giống lúa ST, Tài Nguyên có giá trên 7.000đ/kg. Đặc biệt giống lúa ST21 hạt nhỏ, ngắn nhưng thơm và mềm cơm, năng suất lúa tươi 10 tấn/ha, do hút hàng nên giá tăng lên 7.000đ/kg, cao hơn 1.900 đ/kg so với thời điểm cuối vụ ĐX năm trước.
Nâng tầm
Theo các chuyên gia nghiên cứu lúa gạo, Việt Nam tuy có nhiều giống lúa thơm đặc sản, ngon cơm có giá trị, song đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo mang tầm quốc gia, mà người tiêu dùng thế giới biết đến.
Tại hội thảo nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong SX và tiêu thụ lúa gạo đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, nhiều nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, trường ĐH Cần Thơ..., tham dự, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng bày tỏ: Thị trường XK gạo còn khó khăn. Sản phẩm gạo thơm đặc sản còn tiêu thụ theo hình thức “buôn chuyến”.
Tỉnh Sóc Trăng muốn đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả SX lúa gạo cho địa phương và nông dân vùng ĐBSCL.
Hiện nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học của tỉnh Sóc Trăng đã chọn tạo thành công các giống lúa ST, trong đó nổi bật giống ST20 đạt giải thưởng thành tựu sáng tạo năm 2014 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đồng thời đạt phẩm chất gạo ngon thương hiệu Việt tại Festival lúa gạo lần thứ 2 ở tỉnh Sóc Trăng.
Nhóm các giống lúa ST5, ST16, ST19, ST20 còn là nguồn vật liệu để chọn tạo, lai tạo giống mới. Mới đây các giống lúa đặc sản ST đỏ, ST21, ST22…ra đời, đáp ứng yêu cầu SX lúa và trị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
Hiện tỉnh Sóc Trăng hướng đến mục tiêu tổ chức, mở rộng SX và xây dựng thương hiệu gạo thơm đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.