Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp

Nâng Cao Ý Thức An Toàn Sử Dụng Điện Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp
Ngày đăng: 06/05/2014

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) xảy ra nhiều vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp. Trước tình hình trên, huyện Đầm Dơi đã có nhiều giải pháp, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân sử dụng điện an toàn hơn.

Nghị quyết của Đảng bộ huyện Đầm Dơi đề ra mục tiêu đến năm 2015 huyện sẽ phát triển 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Để đạt chỉ tiêu này, thời gian qua, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Đầm Dơi đã phát triển mới gần 128 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện lên gần 2.500 ha. Bên cạnh đó, do giá tôm nguyên liệu tăng liên tục đã kích thích người dân trên địa bàn huyện chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Trong khi đó, nguồn điện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi nên nhiều hộ tự ý câu kéo điện sinh hoạt vào những đầm nuôi tôm công nghiệp.

Dây điện được người dân đấu nối cẩu thả, kéo tạm bợ hoặc mắc võng trên những cột tre, không trang bị phương tiện cách điện hoặc dụng cụ tiếp đất để sử dụng. Thậm chí nhiều hộ dân còn tự ý đóng mở công tắc tại các trạm biến áp, làm cháy trạm biến áp, gây mất an toàn cho người dân khi sử dụng điện.

Theo thống kê của Điện lực Đầm Dơi, trong năm 2013 toàn huyện đã xảy ra 4 vụ tai nạn về điện trong nuôi tôm công nghiệp làm chết 4 người. Những tháng đầu năm 2014 xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Đầm Dơi, cho biết: “Người dân thường kéo điện trên những cây tạm và chỉ kéo một dây nóng mà không có dây nguội. Các thiết bị điện cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn điện, nhất là các động cơ điện. Việc sử dụng điện và sửa chữa điện của bà con cũng hết sức chủ quan”.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp, huyện Đầm Dơi đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền các hộ dân cần nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng điện an toàn trong quá trình nuôi tôm.

Để phục vụ tốt nhu cầu phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp và thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện hoàn thành 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào cuối năm 2015, Điện lực Đầm Dơi đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng cho phát triển lưới điện trong giai đoạn từ 2012-2013 và cũng đang tiếp tục rà soát để phát triển mới.

Bên cạnh đó, Điện lực cũng sẽ có nhiều kế hoạch kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu người dân ký cam kết sử dụng điện an toàn ngay khi đến đăng ký mua điện và đăng ký áp giá điện nuôi tôm công nghiệp. Nếu vi phạm sẽ đề xuất không gắn điện kế và không áp giá điện nuôi tôm, thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết các hộ vi phạm về an toàn trong sử dụng điện.

Ông Nguyễn Trường Hải nhấn mạnh: “Lần đầu vi phạm chúng tôi nhắc nhở, hướng dẫn cách khắc phục và gia hạn thời gian cho bà con khắc phục. Sau kiểm tra nếu phát hiện hộ dân vẫn còn sử dụng điện không an toàn theo quy định thì chúng tôi sẽ đề xuất tạm ngừng cung cấp điện, lập biên bản và chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Đỗ Thanh Hài khẳng định: “Huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Điện lực và UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn. Đồng thời, sẽ tranh thủ mở lớp tập huấn cho những người nuôi tôm công nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.

14/02/2015
Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

14/02/2015
Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

14/02/2015
Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết Đắt Hàng Gà Đông Tảo Vào Dịp Tết

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

14/02/2015
Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Ðắk Song (Đắk Nông) Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

14/02/2015