Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Chất Lượng Thủy Sản Hà Nội

Nâng Cao Chất Lượng Thủy Sản Hà Nội
Ngày đăng: 02/04/2014

Hà Nội là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản với 30.840ha mặt nước ao hồ. Ngoài ra, còn có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, suối.

Theo báo cáo, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 20.838ha, chiếm 66,6% so với tiềm năng, sản lượng đạt 78.635 tấn. Trước vấn đề ATTP trong lĩnh vực thủy sản, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động quản lý chất lượng từ quá trình nuôi trồng đến việc đưa sản phẩm ra thị trường.

Đáng chú ý, vừa qua, TP đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch các vùng phát triển thủy sản. Theo đó, chủ yếu phát triển ở khu vực chiêm trũng, khó khăn trong cấy lúa, đặc biệt, khu vực trồng thủy sản phải có điều kiện thiết yếu là đường điện, giao thông, có môi trường nước đảm bảo, nghiên cứu kỹ về hàm lượng kim loại, thủy ngân oxy…

Sở cũng chỉ cung cấp con giống cho những hồ, đầm nuôi thủy sản đạt chất lượng yêu cầu. Hiện một số huyện có diện tích nuôi thủy sản có quy mô lớn như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên… các vùng nuôi thủy sản tập trung này chiếm hơn 90% số lượng thủy sản cung cấp trong toàn TP.

Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Sở thường xuyên tiến hành lấy các mẫu thủy sản để kiểm tra, gửi các mẫu đến Cục Quản lý Nông lâm thủy sản vùng I, thuộc Bộ NN&PTNT kiểm tra để đảm bảo khách quan chính xác, kết quả cho thấy các chỉ số về các chất trong thủy sản đều ở trong ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.

Để người nuôi trồng thủy sản Hà Nội tạo ra được các sản phẩm đảm bảo ATTP và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Chi cục Thủy sản đề nghị Sở NN&PTNT, UBND TP tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi thủy sản kiến thức về nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và ATTP.

Bên cạnh đó, đưa chương trình giám sát chất lượng nước và chất lượng sản phẩm thủy sản tại ao hồ thuộc các quận nội thành và các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc các huyện ngoại thành vào kế hoạch hàng năm của Chi cục.

Ngoài ra, hỗ trợ hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước đối với các vùng nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng và dịch bệnh thủy sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi và đảm bảo chất lượng VSATTP.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tầm Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Tầm Trên Sông Sêrêpôk

Cùng với thành công của nhiều hộ ND nuôi cá lăng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, mới đây Tập đoàn Cá tầm Việt Nam triển khai nuôi cá tầm lồng với quy mô lớn nhất nước trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Buôn Tu Srah (huyện Lăk, Đăk Lăk).

11/03/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10 Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011

04/10/2011
Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long

Cứ mỗi buổi sáng, nhà chị Đậu ở An Giang gồm 5 người chạy ghe theo con nước lớn sang cánh đồng Campuchia lân cận để hái bông súng về bán. Miền Tây vào mùa nước nổi là thời gian dân sống dựa vào loài hoa trắng này

09/10/2011
Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng VietGAP, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm giữ vững thương hiệu chè đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận.

12/03/2012
Bệnh Trắng Lá Mía Bệnh Trắng Lá Mía

Bệnh trắng lá mía hiện chưa thành dịch, nhưng đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. Ở một số nước trồng mía lớn nhưThái Lan, Sri Lanka, bệnh trắng lá mía đã từng bùng phát thành dịch và gây ra thiệt hại lớn cho ngành mía đường

18/10/2011