Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm linh chi Việt Nam bị nấm linh chi Trung Quốc tấn công

Nấm linh chi Việt Nam bị nấm linh chi Trung Quốc tấn công
Ngày đăng: 29/07/2015

Dù thị trường nấm linh chi được cho là lớn nhưng các doanh nghiệp (DN) và nông dân Việt lại đang gặp khó khăn vì khó tìm được đầu ra, không cạnh tranh nổi với hàng ngoại.

Anh HP, chủ một cơ sở nấm linh chi ở xã An Phú, huyện Củ Chi (TP.HCM), cho hay ba năm trước hai vợ chồng đầu tư gần 1 tỉ đồng xây nhà trồng nấm linh chi. Thế nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được vốn.

Nhiều nông dân khác cũng cho hay việc tiêu thụ nấm linh chi đang rất khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, riêng tại TP.HCM có khoảng 25-30 cơ sở trồng nấm linh chi và sản xuất bịch phôi bán cho nông dân. Song thực tế cho thấy nghề trồng linh chi vẫn còn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm. Ông Dương Văn Minh, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi - một trong những địa phương có nhiều cơ sở trồng và kinh doanh nấm linh chi, cho biết: “Nhiều trại nấm trên địa bàn đã phải đóng cửa vì không phát triển được”.

Thiếu sự quản lý, quy hoạch cũng như những chính sách hỗ trợ, định hướng đã khiến việc trồng và kinh doanh nấm linh chi rủi ro cao. “Nông dân chủ yếu gặp khó khăn về nguồn giống, phôi giống và kỹ thuật trồng. Quan trọng nhất là khâu giống, nhiều nông dân làm không tốt nên trong quá trình nuôi trồng bị lỗ” - ông Minh nhận xét.

Trong khi đó, ThS Cổ Đức Trọng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nấm linh chi và nấm dược liệu (Công ty TNHH Linh chi Vina, quận 12, TP.HCM), thì cho rằng: “Linh chi là thuốc, không phải là thực phẩm đơn thuần. Do vậy người mua, đặc biệt là các nhà nhập khẩu đều đưa ra yêu cầu rất cao”.

Đơn cử, muốn xuất linh chi sang thị trường Nhật thì cần phải đáp ứng những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, mẫu mã, số lượng sản phẩm. Đây là điều mà hiếm có đơn vị trồng, kinh doanh linh chi tại Việt Nam làm được.

“Ngay cả công đoạn kỹ thuật để xác định thành phần, tỉ lệ dược tính của linh chi thì các đơn vị cung cấp ở nước ta vẫn chưa thể chủ động” - ông Trọng nêu thực trạng.

Điều này giải thích vì sao linh chi Việt Nam không chỉ xuất khẩu khó khăn mà còn bị thua ngay trên sân nhà. Chẳng hạn, giá bán linh chi Việt Nam vào khoảng 800.000 đồng/kg đến 1.800.000 đồng/kg; trong khi nấm linh chi Hàn Quốc nhập vào Việt Nam dao động từ 1.500.000 đồng/kg đến 2.500.000 đồng/kg nhưng linh chi Hàn Quốc vẫn được chuộng.

Đã vậy, theo ThS Cổ Đức Trọng, linh chi Việt Nam còn bị linh chi Trung Quốc “tấn công”. Cụ thể linh chi Trung Quốc “thẩm thấu” qua nhiều con đường vào Việt Nam gây nhiễu loạn thị trường trong nước.

“Nấm linh chi Trung Quốc giá chỉ khoảng 300.000 đồng/kg đến 400.000 đồng/kg. Vì vậy, nấm Trung Quốc thường được giả làm nấm Hàn Quốc hoặc nấm Việt Nam bán với giá cao” - ThS Trọng thông tin.

Để giải quyết bài toán đầu ra cho linh chi Việt, ông Lê Nguyễn Kháng, phụ trách kỹ thuật ở HTX Nấm Việt (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi), nói: “Cần có một đơn vị đủ thẩm quyền, tầm nhìn, cái tâm để đứng ra tổ chức, quản lý việc trồng và kinh doanh linh chi.

Có như vậy người tiêu dùng mới mua được sản phẩm tốt, DN bán được hàng. Nếu cứ để tự phát, mạnh ai nấy làm như hiện nay thì khó tồn tại, cạnh tranh được”.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Thống Siêu Thị Big C Tiêu Thụ Gần 400 Tấn Cà Chua Đà Lạt Hệ Thống Siêu Thị Big C Tiêu Thụ Gần 400 Tấn Cà Chua Đà Lạt

Trong bối cảnh người trồng cà chua ở Đà Lạt được mùa nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, siêu thị Big C đã tổ chức chương trình bán hàng đặc biệt không lãi từ 27/10 đến 02/11/2014 trên toàn hệ thống để hỗ trợ người trồng cà chua vượt qua khó khăn.

05/11/2014
Mô Hình Mô Hình "Cánh Đồng Mẫu Lớn" Ở Buôn Choáh Mối Liên Kết “4 Nhà” Vẫn Chưa Được Tạo Lập

Thông qua mối liên kết đó, giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo “đầu ra” ổn định và có nguồn lợi nhuận cao để luôn yên tâm sản xuất, gắn bó với đồng ruộng; còn về phía nhà doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo điều kiện phát triển sản xuất…

05/11/2014
Thêm 1 Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Ở Huyện Tân Phú Thêm 1 Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Ở Huyện Tân Phú

UBND huyện Tân Phú vừa khánh thành và đưa vào sử dụng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hiệp Nhất thuộc ấp Phương Mai 2, xã Phú Lâm. Đây là 1 trong 9 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh với diện tích hơn 1.280m2 được thiết kế theo quy trình khép kín, có công suất 280 con/ngày.

05/11/2014
Mở Rộng Vùng Quy Hoạch Nuôi Cá Lồng Bè Mở Rộng Vùng Quy Hoạch Nuôi Cá Lồng Bè

Hiện nay, theo nhu cầu phát triển vùng nuôi thủy sản lồng bè của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn, huyện Châu Thành đã kiến nghị ngành chức năng tỉnh quy hoạch cho huyện phát triển mở rộng khu vực nuôi cá lồng bè, đoạn sông Tiền từ vàm Hội Xuân đến đoạn cuối cồn An Hòa giáp ranh tỉnh Vĩnh Long chiều dài khoảng 4.000m, thuộc địa bàn xã An Nhơn.

05/11/2014
Việc Tiêu Thụ Quýt Đường Đang Gặp Khó Việc Tiêu Thụ Quýt Đường Đang Gặp Khó

Gần 2 tháng qua, giá quýt đường giảm khiến không ít nhà vườn của huyện Lai Vung lo ngại. Bởi trồng 1 công quýt đường, nhà vườn phải đầu tư trên 100 triệu đồng, nếu quýt đường tiếp tục giảm giá chắc chắn nhà vườn bị lỗ hoặc không đáp ứng đủ chi phí tái sản xuất.

05/11/2014