Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD
Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.
Thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng và gia tăng nhu cầu cung cấp điện ổn định là những vấn đề chính của thị trường này. Khối lượng cá đánh bắt bị suy giảm nhanh chóng sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sản xuất thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong vài năm tới. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về lợi ích sức khỏe từ tiêu thụ thủy sản nên sản xuất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trưởng.
Nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua ngành đánh bắt, trở thành nguồn thủy sản chính phục vụ người tiêu dùng vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi về điều kiện môi trường và công nghệ sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Việc tăng cường trồng lúa và nuôi thủy sản với mục tiêu tăng sản lượng gạo và thủy sản dự kiến sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.
Thủy sản nước ngọt chiếm hơn 60% vào năm 2012 được dự kiến sẽ là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong vài năm tiếp theo. Nuôi biển dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,4% trong giai đoạn 2013-2019 do nhu cầu cá biển tăng.
Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất trong thị trường và chiếm hơn 35% sản lượng toàn cầu vào năm 2012. Cá chép là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều nhất nhờ khả năng thích ứng với môi trường không lí tưởng.
Nhuyễn thể như ngao và trai là một nguồn thực phẩm quan trọng và dự kiến tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới. Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn 2013-2019 do tăng nuôi kết hợp trồng lúa.
Trung Quốc thống trị ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn 60% giá trị của ngành trong năm 2012. Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2013-2019. Lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và điều kiện nuôi trồng thủy sản thích hợp là những yếu tố quan trọng làm nuôi trồng thủy sản tăng trưởng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.
Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...
Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.
Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.