Năm 2019, Thị Trường Thủy Sản Nuôi Trồng Toàn Cầu sẽ Đạt 15,9 Tỷ USD

Theo một báo cáo thị trường mới được công bố bởi Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu có giá trị khoảng 11,16 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến sẽ đạt 15,9 tỷ USD vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2% trong giai đoạn 2013-2019.
Thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng và gia tăng nhu cầu cung cấp điện ổn định là những vấn đề chính của thị trường này. Khối lượng cá đánh bắt bị suy giảm nhanh chóng sẽ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sản xuất thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong vài năm tới. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về lợi ích sức khỏe từ tiêu thụ thủy sản nên sản xuất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trưởng.
Nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua ngành đánh bắt, trở thành nguồn thủy sản chính phục vụ người tiêu dùng vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, các yếu tố bất lợi về điều kiện môi trường và công nghệ sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Việc tăng cường trồng lúa và nuôi thủy sản với mục tiêu tăng sản lượng gạo và thủy sản dự kiến sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của thị trường trong tương lai gần.
Thủy sản nước ngọt chiếm hơn 60% vào năm 2012 được dự kiến sẽ là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất trong vài năm tiếp theo. Nuôi biển dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,4% trong giai đoạn 2013-2019 do nhu cầu cá biển tăng.
Cá chép là phân khúc sản phẩm lớn nhất trong thị trường và chiếm hơn 35% sản lượng toàn cầu vào năm 2012. Cá chép là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều nhất nhờ khả năng thích ứng với môi trường không lí tưởng.
Nhuyễn thể như ngao và trai là một nguồn thực phẩm quan trọng và dự kiến tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới. Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong giai đoạn 2013-2019 do tăng nuôi kết hợp trồng lúa.
Trung Quốc thống trị ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn 60% giá trị của ngành trong năm 2012. Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2013-2019. Lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và điều kiện nuôi trồng thủy sản thích hợp là những yếu tố quan trọng làm nuôi trồng thủy sản tăng trưởng trong thời gian tới.
Related news
-4712102.jpg)
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.

Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.

Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.

Trong thời điểm dịch bệnh trên vật nuôi như hiện nay, một mô hình chăn nuôi mới đang dần mở ra hướng tích cực, bởi ít gặp rủi ro lại nhẹ công chăm sóc. Đó là mô hình chăn nuôi trăn của một số hộ dân thuộc ấp Thượng, xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.